Page 179 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 179
trong hai thập kỷ gần đây chưa mang lại kết quả đáng kể: các thế hệ cũ vẫn đang
chống lại việc đưa máy tính thâm nhập vào toàn bộ hạ tầng cơ sở của xã hội hiện đại
(Mẹ tôi vẫn kiên cường kháng cự lại e-mail và vẫn viết thư bằng chiếc máy đánh chữ
cũ kỹ, có thể là duy nhất ở Mỹ). Nền kinh tế Mỹ có thể năng động hơn những nước
công nghiệp khác nhờ dân số trẻ hơn và tăng nhanh hơn (một phần nhờ vào nhập cư).
Phân tích này cũng giải thích một sự kiện kinh tế lớn khác: sự thất bại của quá trình
chuyển đổi kinh tế ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ ở Đông Âu và thuộc Liên Xô cũ.
Những nước này có cơ cấu dân số già nua và hầu như không tăng. Một cách giải thích
hợp lý (bên cạnh nhiều cách giải thích khác) cho sự thất bại của họ sau khi đã dỡ bỏ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là bóng đen của những yếu tố lợi ích cố hữu vẫn
ngự trị nền kinh tế. Những giám đốc xí nghiệp già nua vẫn chống lại việc đưa công
nghệ tiên tiến của phương Tây vào ứng dụng, sợ rằng điều đó sẽ mang lại nhiều lợi
thế cho lớp trẻ.
Nhà kinh tế học đã quá cố Mancur Olson chỉ ra một tính chất khác của tăng trưởng
kinh tế cũng được giải thích bằng lợi ích cố hữu của công nghệ cũ. Ông phát hiện một
thực tế đáng ngạc nhiên là các nền kinh tế sau chiến tranh tàn khốc hay cách mạng xã
hội quyết liệt lại thường có tốc độ tăng trưởng rất cao. Ví dụ điển hình là các nước
Nhật, Đức và Pháp sau Thế chiến thứ hai. Olson lý giải rằng sự huỷ hoại của chiến
tranh hay cách mạng làm phân rã các nhóm lợi ích cố hữu cũ và đưa những nhà lạnh
đạo mới lên. Mở rộng ra, cũng có thể nói rằng chiến tranh hay cách mạng loại bỏ tàn
dư của thế hệ cũ và mang đến một thế hệ mới sẵn sàng mở rộng cửa thu dụng công
nghệ mới.
Câu chuyện về ngành công nghiệp thép của Nhật Bản và Mỹ sau Chiến tranh Thế giới
thứ hai là hai ví dụ tiêu biểu minh họa cho sự khác biệt giữa việc cải tổ toàn diện để
tạo ra những nhà lãnh đạo mới (ở Nhật) và việc các nhóm lợi ích cố hữu chống lại
cách tân (ở Mỹ). Việc Mỹ chiếm đóng Nhật sau Chiến tranh đã thanh lọc hoàn toàn
lớp lãnh đạo trước chiến tranh ra khỏi nền công nghiệp nặng. Một kỹ sư trẻ tên là
Nishiyama Yataro nổi lên với cương vị chủ tịch tập đoàn Thép Kawasaki và là một
trong những người tiên phong ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Năm 1952, hai công ty của Áo phát minh ra lò luyện oxy thay thế cho lò luyện mở
đáy thông thường. Họ thử bán phát minh cho cả người Mỹ lẫn người Nhật. Lúc đó,
sản lượng thép của người Mỹ nhiều thép gấp mười lần sản lượng thép của người Nhật
179