Page 184 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 184

tận cùng của một nhánh công nghệ bế tắc. Chúng ta lại thấy ở đây lởn vởn bóng ma
               của tính vô định. Tại một thời điểm nào đó, một số quốc gia có thể không gặp may khi

               ứng dụng những công nghệ hợp lý. Trong khi đó, những xã hội khác có thể gặp may
               hơn, khởi xướng được đúng bước đầu tiên của một hành trình phát minh nhiều kết

               quả. Đó là sự phụ thuộc vào định hướng. Tương lai một đất nước phụ thuộc vào con

               đường đã được định hướng trong quá khứ. Ví dụ như, nước Anh vào thế kỷ XVIII tập
               trung vào tiến bộ công nghệ trong ngành khai thác mỏ, vì họ có rất nhiều quặng than.
               Vấn đề cốt lõi lúc đó mà họ phải xử lý là làm sao thoát nước ra khỏi mỏ than.

               Thế là những người thợ mỏ “nghiên cứu phát triển những loại bơm tốt hơn, dẫn đến

               nhiều máy khoan chính xác khác, rồi cuối cùng góp phần vào việc ứng dụng hơi nước
               và thuỷ lực theo phương pháp hiện đại. Ngành khai mỏ đòi hỏi kiến thức về luyện

               kim, hóa học, cơ học và xây dựng; sự hội tụ kiến thức của biết bao chuyên ngành... ắt
               phải dẫn đến tiến bộ công nghệ.” Rất nhiều nhà phát minh lớn của vương quốc Anh

               thế kỷ XVIII xuất thân từ ngành công nghiệp khai mỏ.
               Một ví dụ khác là ứng dụng của cái bánh xe trong giao thông ở phương Tây. Sự cải

               tiến từ xe cút kít lên đến xe hàng có ngựa kéo, rồi xe ngựa chở khách theo tuyến, và
               cuối cùng là tàu hỏa diễn ra một cách tự nhiên. Ngược lại, ở Trung Đông và Bắc Phi

               người ta lại thay thế hình thức chuyên chở trên bánh xe bằng hình thức chuyên chở
               trên lưng lạc đà kể từ khi bộ yên lạc đà được phát minh ra trước năm 100 TCN. Sử

               dụng lạc đà quả thực rất có lý khi đó, vì lạc đà không đòi hỏi hệ thống đường sá.
               Nhưng đó lại là tận cùng của một nhánh công nghệ bế tắc. Theo lời Mokyr: “Lạc đà

               giúp tiết kiệm nguồn lực... nhưng chúng không thể mang lại phát minh tàu hỏa.”
               Một ví dụ gần đây là việc Nhật Bản phát minh ra truyền hình độ nét cao (HDTV) bằng

               kỹ thuật mô phỏng cuối những năm 1960. Nhật Bản trở thành đất nước đi đầu thế giới
               về HDTV trong một thời gian, và thực hiện chương trình truyền hình đầu tiên năm

               1989. Nhưng sau đó, họ mất dần vị thế của mình về tay Mỹ và châu Âu, những người
               tiên đoán rằng tương lai công nghệ HDTV nằm ở kỹ thuật số. Những chương trình

               truyền hình đầu tiên cho máy thu hình kỹ thuật số độ nét cao xuất hiện ở Mỹ năm

               1998. Trong công nghệ, thật khó đoán trước con đường dẫn đến đột phá. Đôi khi, vận
               may lại đến khi bạn đặt cược nhầm lên một con ngựa dở.
               Bổ sung hay thay thế

               Với ý tưởng tương tự, công nghệ mới bổ sung lẫn nhau, nghĩa là phát minh này làm


                                                            184
   179   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189