Page 185 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 185

tăng ích lợi của phát minh khác. Đây là ý tưởng ngược lại với hiệu ứng mà tôi đã nhấn
               mạnh trong phần lớn chương này: công nghệ mới huỷ hoại công nghệ cũ. Hiệu ứng bổ

               sung dự báo một số hiện tượng giống như trong trò chơi kết hợp ở chương trước. Hình
               thái lịch sử kinh tế phục thuộc vào việc tính bổ sung, hay tính thay thế chiếm ưu thế.

               Đối với động cơ hơi nước, đường ray tàu là một phát minh mang tính bổ sung (Thử

               hỏi với các toa tàu ngựa kéo chúng ta đi được bao xa?) Đối với máy vi tính, mạng
               Internet là một phát minh mang tính bổ sung (Làm sao tưởng tượng được mạng
               Internet sẽ hoạt động như thế nào trên các máy tính cỡ lớn?)

               Nếu tính bổ sung giữa các phát minh chiếm ưu thế, kết quả sẽ giống như câu chuyện

               về hiệu suất tăng dần trong chương trước.
               Đầu tiên, phát minh sẽ có xu hướng tập trung hóa cao cả về không gian lẫn thời gian,

               như vùng trung du nước Anh từ 1750 đến 1830, Thung lũng Silicon trong những năm
               1980 và 1990, và trung tâm công nghiệp phần mềm ở Bangalore hiện nay. Hoạt động

               của những nhà sáng chế sẽ được thúc đẩy nhờ những nhà sáng chế xung quanh. Sự tập
               trung này có thể phụ thuộc vào những sự tình cờ như vị trí một trường đại học chẳng

               hạn.
               Thứ hai, phát minh sẽ xuất hiện ở nơi nào công nghệ đã đạt mức tiên tiến (Hiệu ứng

               này kéo lại ưu thế của sự chậm tiến trong việc sao chép kỹ thuật và nhảy vọt đến đỉnh
               cao kỹ thuật đã nói đến ở đầu chương. Về tổng thể, sự chậm tiến mang lại nhiều bất

               lợi hơn là ưu thế vì ảnh hưởng của hiệu ứng phát minh bổ sung). Những phát minh
               mới xuất hiện theo đuôi những phát minh sẵn có. Đây lại là sự phụ thuộc vào định

               hướng.
               Thứ ba, đôi khi phát minh mới thổi thêm sức sống vào phát minh có sẵn, chứ không

               mang tính huỷ hoại như phần lớn chương này đã nhắc đến. Thực tế này không bác bỏ
               câu chuyện bỏ cũ tạo mới; hai quá trình có thể đồng thời xảy ra, khi một vài công

               nghệ cũ bị công nghệ mới tiêu huỷ còn một số khác lại duy trì nhờ vào những phát
               minh mở rộng.

               Cuối cùng, chuyển đổi công nghệ sẽ tăng tốc theo thời gian. Nếu những phát minh

               mới bổ sung cho công nghệ có sẵn, tỷ suất lợi nhuận sẽ tăng theo mức độ tiên tiến của
               công nghệ, từ đó tiến bộ công nghệ sẽ tăng nhanh hơn. Điều này cũng được xác minh
               trên thực tế. Trong thiên niên kỷ đầu tiên sau Công nguyên, chỉ có thảng hoặc những

               phát minh mới như vòng cổ ngựa giúp ngựa kéo được khối lượng nặng mà không bị


                                                            185
   180   181   182   183   184   185   186   187   188   189   190