Page 180 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 180

và toàn ngành sản xuất thép của Mỹ đã đầu tư lớn vào công nghệ lò mở đáy (bằng
               chính công nghệ này họ đã vượt qua công nghệ Bessemer của người Anh). Vì vậy, họ

               từ chối không mua công nghệ mới. Trong khi đó, cuối những năm 1950, Nishiyama
               Yataro tiếp nhận công nghệ mới và chỉ rất nhanh sau đó các công ty khác của Nhật

               cũng làm theo. Sau khi công nghệ này được hoàn thiện, lò luyện oxy cắt giảm được 10

               đến 20% chi phí sản xuất so với lò mở đáy, và giảm thời gian tinh luyện xuống 10 lần.
               Không chỉ có vậy, công nghệ nối tiếp công nghệ. Quy trình đúc liên tục, trong đó thép
               tinh luyện được chuyển ngay sang công đoạn gia công cán thép tấm, được đưa vào

               Nhật từ những năm 1950, nhưng không được chấp nhận ở Mỹ. Tại đất nước này,

               người ta vẫn tôi thép tinh luyện thành thỏi rồi lại nung lên để cán thép tấm. Quy trình
               đúc liên tục tiêu thụ năng lượng hiệu quả hơn, vì thép thỏi không phải nung lại để cán.

               Quy trình đúc liên tục xuất phát một cách tự nhiên từ phát minh lò luyện oxy để tránh
               sự mất cân bằng giữa tốc độ luyện thép và tốc độ cán thép tấm. Phát minh này lại dẫn

               đến công nghệ điều khiển sản xuất thép bằng máy tính, được Nhật Bản ứng dụng ngay
               từ năm 1962 và đã giúp đất nước này đứng đầu ngành sản xuất thép thế giới trong

               những năm 1980. Từ năm 1957 đến năm 1993, hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản
               xuất thép ở Nhật tăng gấp đôi, trong khi ở Mỹ không có thay đổi nào đáng kể. Trong

               bốn thập kỷ vừa qua, tổng sản lượng sắt thép của Nhật tăng gấp bốn lần, trong khi sản
               xuất sắt thép của Mỹ chỉ tăng 13%. Trên thị trường thép thế giới, từ năm 1960 đến

               năm 1996, thị phần của Nhật Bản tăng gấp đôi, trong khi thị phần của Mỹ giảm một
               nửa. Tiếp theo quá trình phát triển tự nhiên này, Nhật Bản gần đây lại mất thị phần về

               tay những nước mới nổi như Hàn Quốc và Đài Loan.
               Câu chuyện về sản xuất thép của Nhật Bản cho thấy mâu thuẫn giữa những lợi ích cố

               hữu thuộc về công nghệ cũ và mới có thể mang lại lợi thế cho các nước chậm tiến.
               Một nền kinh tế tiên tiến phải phụ thuộc nhiều vào công nghệ hiện hành. Do đã bỏ

               tiền của công sức đào tạo công nhân sử dụng thành thạo công nghệ đó, nên việc giữ
               lại công nghệ cũ sẽ hiệu quả hơn là chuyển sang một công nghệ mới. Bây giờ, hãy thử

               so sánh điều này với một nền kinh tế lạc hậu không có điều kiện đào tạo công nhân

               làm việc với công nghệ cũ vì nền kinh tế thiếu hụt hẳn một số ngành công nghiệp,
               hoặc vì những nhà máy cũ đều bị phá hủy trong chiến tranh. Nền kinh tế lạc hậu sẽ
               sẵn sàng nhảy vọt sang công nghệ mới khi họ bắt đầu xây dựng các ngành công

               nghiệp còn thiếu hụt, nhờ đó vượt qua cả nền kinh tế tiên tiến. Một lần nữa, đây là


                                                            180
   175   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185