Page 181 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 181
một cách giải thích hợp lý cho sự kiện Nhật Bản bắt kịp Mỹ sau Chiến tranh Thế giới
thứ hai. Đây là một điểm đối nghịch khá thú vị so với kết luận cho rằng những nền
kinh tế lạc hậu sẽ luôn luôn bị thiệt thòi của chương trước.
Trước khi tỏ ra quá vui mừng về lợi thế của sự lạc hậu, chúng ta hãy để ý rằng những
yếu tố đưa ra ở chương trước vẫn có ảnh hưởng nhất định. Cho dù sự chậm tiến có thể
là một lợi thế cho việc đi tắt đón đầu công nghệ đỉnh cao, nhưng luôn có những bất lợi
đi liền với nó. Những nước quá lạc hậu có thể thiếu hẳn những nguồn lực bổ sung cho
công nghệ mới. Ví dụ, việc chuyển sang quy trình điều khiển sản xuất thép bằng máy
tính đòi hỏi sự hiểu biết về máy tính. Cơ bản hơn nữa, nó đòi hỏi nguồn cung cấp
năng lượng ổn định, tức là phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của nền
kinh tế. Một nền kinh tế “quá lạc hậu” sẽ không có hy vọng vượt lên đón đầu công
nghệ đỉnh cao. Những bất lợi của sự lạc hậu có thể giải thích tại sao Chad không bắt
kịp được Mỹ trong khi Nhật Bản lại làm được. Xét tổng thể, các nước nghèo không
bắt kịp các nước giàu; phần lớn đều bị bỏ lại phía sau.
Sự sao chép kỹ thuật tại các nước nghèo
Những nước nghèo ít có khả năng tự phát minh ra công nghệ mới, nhưng thực ra họ
cũng không nhất thiết phải có riêng những nhà phát minh, nhà sáng chế như Thomas
Edison hay Bill Gates. Lợi thế của họ là khả năng phát triển nền công nghệ bằng cách
du nhập các phát minh của những nước giàu.
Như ta đã thấy trong ví dụ về ngành may mặc của Bangladesh trong chương trước,
những nước nghèo có thể nhảy vọt đến công nghệ đỉnh cao bằng cách sao chép công
nghệ của các nước công nghiệp. Công nhân may mặc Bangladesh bắt chước công
nhân may mặc Hàn Quốc trong thời gian học tập ở Hàn Quốc, và giám đốc
Bangladesh bắt chước giám đốc Hàn Quốc. Kết quả là một ngành may mặc xuất khẩu
của Bangladesh trị giá hàng tỷ đô-la đã ra đời.
Một trong những kênh dẫn truyền công nghệ tiên tiến từ những nước giàu sang những
nước nghèo, như trong ví dụ về ngành may mặc ở Bangladesh, là đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài (FDI). Bước vượt trội công nghệ ở Bangladesh đã không xảy ra nếu như
Daewoo của Hàn Quốc không quyết định đầu tư ở đây.
Có thể chứng minh một cách gián tiếp rằng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tạo điều
kiện cho tiến bộ công nghệ. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm phát hiện rằng khi tỷ trọng
đầu tư trực tiếp từ nước ngoài so với GDP tăng, thì kinh tế cũng tăng trưởng nhanh
181