Page 188 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 188
trung của cuộc cách mạng điện tử có thể rất hữu ích đối với nước nghèo. Chỉ cần một
ổ cắm điện, một đường điện thoại và một máy tính, là họ đã có thể truy cập đến kho
lưu trữ kiến thức khổng lồ trên Internet. WB hiện đang đầu tư rất nhiều vào giáo dục
từ xa, theo đó một giảng viên ở Washington có thể giảng dạy từ xa đến người nghe ở
các nước nghèo (và ngược lại). Giảm giá truyền thông và giao thông cũng dần dần
loại bỏ yếu tố khoảng cách. Yếu tố này từng ngăn cản những nước nghèo ở phương
Nam cố gắng cạnh tranh trong những thị trường ở phương Bắc. Ngành công nghiệp
phần mềm ở Bangalore đã không thể tồn tại nếu như chi phí vì khoảng cách không
giảm đáng kể. Vì thế ta có thể hy vọng về những Bangalore mới khi cuộc cách mạng
truyền thông tiếp diễn.
Chúng ta đã thấy rằng cho đến nay nước giàu có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn
nước nghèo trong vòng hai thế kỷ tiến bộ công nghệ vừa qua. Tuy nhiên, điều này
chưa chắc sẽ tiếp diễn; bản chất biến đổi của công nghệ và những định hướng khuyến
khích mãnh liệt của chính phủ đối với việc tiếp nhận công nghệ ở những nước nghèo
có thể làm thay đổi phương trình. Cuộc cách mạng máy tính dẫn ta tới đâu vẫn là câu
hỏi mở.
Kết luận
Việc hiểu rõ vai trò thiết yếu của sự đổi mới và tiêu huỷ công nghệ trong quá trình
tăng trưởng đã mang lại những kiến giải mới về tăng trưởng. Theo nhiều bằng chứng
thực nghiệm, chính phủ nên hỗ trợ các hoạt động sáng chế, nghiên cứu và phát triển
công nghệ. Nước Mỹ đang đi chệch hướng trong lĩnh vực này: tỷ lệ ngân sách liên
bang dành cho nghiên cứu và phát triển ngày nay chỉ còn 0,8% GDP, trong khi nó đạt
đến 1,5% trong những năm 1960.
Quá trình tăng trưởng muốn đi tiếp phải vượt qua những môn đồ trung thành của công
nghệ cũ. Họ sẽ tìm cách dựng nên rào cản đối với những doanh nghiệp trẻ để giữ khả
năng cạnh tranh của công nghệ cũ. Nhìn theo con mắt của lý thuyết bỏ cũ tạo mới,
việc tạo ra một không khí kinh doanh thuận lợi cho những thế hệ doanh nhân mới có ý
nghĩa sống còn đối với tăng trưởng.
Đối với những nước nghèo, đã đến lúc phải bật lên ngọn đèn – tôi muốn nhắc đến
ngọn đèn điện sáng gấp 100.000 lần lửa củi. Nền kinh tế mới thời đại điện tử, thời đại
mạng là một thanh gươm hai lưỡi: nó có thể bỏ lại đằng sau những nước thế giới thứ
ba trình độ thấp, thiếu yếu tố con người, lạc hậu về công nghệ, hoặc quá thù địch với
188