Page 191 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 191
đứa con chị lúc đầu học trường tiểu học Mabonde, nhưng sau bị gửi về vì không có
tiền đóng học phí. Lúc người phỏng vấn đến nhà, bữa trưa hôm ấy nhà chị vẫn chưa
có gì để ăn. Freda cho biết, cả hôm trước đấy nhà chị cũng không có gì để ăn vì chị
không bán được cái váy. Lũ trẻ nhà chị phải ăn tạm xoài xanh.
Nhã, Sandhya Chaalak, và Freda Musonda đều là nạn nhân của cái vòng luẩn quẩn
của thất học, lao động giản đơn, và đói nghèo do tai họa gia đình gây ra. Sống trong
các nước phát triển, người ta thường quên mất rằng người nghèo dễ bị ảnh hưởng bởi
thiên nhiên và bệnh tật như thế nào.
Cái vòng đói nghèo làm cho các hộ gia đình cũng như các nền kinh tế nghèo dễ bị tác
động trước những biến đổi mạnh. Trong cùng một hộ gia đình thì thành quả do kỹ
năng lao động mang lại phụ thuộc vào các tài sản và cả kỹ năng của các thành viêc
khác của gia đình nữa. Khả năng sử dụng các kỹ thuật mới như trong cuộc cách mạng
xanh phụ thuộc vào các kỹ năng tương ứng, như trộn phân bón và hạt giống chất
lượng cao chẳng hạn. Các hộ gia đình có đủ tiềm lực kinh tế thì có thể đầu tư vào đào
tạo kỹ năng lao động và kỹ thuật để bắt đầu một vòng kinh tế khá hơn. Còn các hộ
nghèo không mượn được tiền vì không có đồ thế chấp, nên cũng không thể đầu tư vào
kỹ năng hay kỹ thuật, cho dù thành quả giáo dục và kỹ thuật mang lại có rất cao đi
nữa. Chỉ một tai họa cũng có thể xóa sạch tài sản luân chuyển mà hộ gia đình có thể
sử dụng để đi lên trong kinh tế. Như vậy là con người có thể bị ném vào vòng đói
nghèo bởi một tai họa.
Nền kinh tế trong tai họa
Cả nền kinh tế cũng dễ bị tác động bởi tai họa. Ví dụ, trình độ kỹ năng trung bình của
một nền kinh tế tương đối cao nên mọi người cần được đào tạo để bằng được các cá
nhân khác. Công nghệ mới chỉ có giá trị khi nền kinh tế có đủ số lao động có trình độ
cần thiết. Tuy nhiên, nếu một tai họa nào đó giết đi số người có kỹ năng và xóa sạch
tài sản của những người còn sống, thì người nghèo sẽ không có đủ tiền để theo học kỹ
năng và mua công nghệ mới nữa. Họ sẽ quay trở lại tình trạng trình độ kỹ năng thấp vì
xung quanh chỉ toàn những người không có kỹ năng. Họ cũng sẽ không ứng dụng
thêm công nghệ vì kỹ năng còn quá thấp. Oái oăm thay, công nghệ lạc hậu lại càng
làm cho kỹ năng kém phát triển hơn.
Các nước nghèo cũng dễ bị thiên tai tác động hơn nước giàu. Từ năm 1990 đến 1998,
các nước nghèo đã phải chịu đến 94% trong số 568 thiên tai lớn của thế giới và gánh
191