Page 194 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 194

truyền, kết hợp, bẫy đói nghèo cho rằng tăng trưởng có phần ngẫu nhiên chứ không
               hẳn là tất yếu. Quan điểm với về tiến bộ công nghệ cũng cho rằng công nghệ khi tham

               gia nền kinh tế phụ thuộc vào sự thay đổi công nghệ trong phần còn lại của nền kinh
               tế đó. Sự song hành của công nghệ và kỹ năng cũng tạo ra những cái vòng luẩn quẩn

               tuỳ thuộc vào xuất phát điểm của một nền kinh tế. Mặc dù việc tiến đến những tiến bộ

               công nghệ có thể giúp một nền kinh tế lạc hậu bắt kịp những nền kinh tế tiên tiến,
               nhưng nếu nền kinh tế này quá lạc hậu về kỹ năng và công nghệ, thì việc áp dụng
               những công nghệ cần thiết trở thành một thách thức lớn.

               Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào xuất phát điểm. Nếu một nền kinh tế có xuất phát

               điểm thuận lợi, thì tăng trưởng dễ dàng. Nếu thiên tai hoặc tình trạng đói nghèo có từ
               lúc đầu làm cho nền kinh tế ở dưới ngưỡng phát triển, thì nền kinh tế sẽ không tăng

               trưởng được. Tăng trưởng cũng phụ thuộc vào kỳ vọng. Nếu mọi người kỳ vọng nền
               kinh tế tăng trưởng tốt, họ sẽ đầu tư vào trí tuệ và công nghệ; nếu ngược lại, họ sẽ

               không đầu tư. Rủi ro tạo ra các động lực tiêu cực; may mắn tạo ra động lực tích cực.
               Mọi người đều hành động theo động lực.

               Chịu ảnh hưởng của kỳ vọng cũng làm cho những nền kinh tế dễ bị tác động bởi may
               rủi. Chỉ một thay đổi trong tình trạng ban đầu của nền kinh tế cũng dễ dàng làm cho

               mọi người tin rằng đầu tư vào đây sẽ không có lợi. Nếu tất cả mọi người đều vì thế mà
               không đầu tư thì sẽ biến dự tính này thành sự thật.

               Ý nghĩ rằng không ai đầu tư vào kiến thức, máy móc, công nghệ, và kỹ năng mới
               khiến các cá nhân không hứng thú với những loại hình đầu tư này. Họ thiếu cơ hội kết

               hợp đầu tư của bản thân vào công nghệ, máy móc, và kỹ năng với đầu tư của người
               khác.

               Với hệ quả tăng dần, một cuộc chiến tranh hoặc một trận lũ có thể biến một nền kinh
               tế đang tăng trưởng thành suy sụp. Những thay đổi đột ngột trong giá xuất nhập khẩu,

               sự ngưng dòng vốn đột ngột như đã thấy ở Nam Mỹ những năm 1982 và 1994-1995,
               Châu Á năm 1997-1998, Nga năm 1998, và Brazil năm 1999 cũng có thế gây ra

               những tác động tương tự. Cũng vì hệ quả tăng dần, các nền kinh tế tư bản thường

               không ổn định. Ngay cả Mỹ cũng phải trải qua những cơn khủng hoảng tài chính
               trong thời kỳ nước này còn đấu tranh với nghèo đói để tìm đến thịnh vượng.
               Tai họa sẽ có ảnh hưởng ra sao tới sự thịnh vượng của một đất nước? Thực thế cho

               thấy, do các hiện tượng lan truyền và kết hợp, chúng ta nên đầu tư vào kiến thức, máy


                                                            194
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199