Page 195 - Truy Tìm Căn Nguyên Tăng Trường
P. 195

móc, và kỹ năng cho những nơi đã có nhiều kiến thức, máy móc, và kỹ năng. Kiến
               thức, máy móc, và kỹ năng đang có sẽ tạo ra cơ hội thuận tiện để kết hợp kiến thức,

               máy móc và kỹ năng mới với những cái cũ. Nếu công nghệ mới bổ sung cho công
               nghệ cũ thì sẽ tạo nên những vòng tròn tích cực. Vì vậy, nếu công nghệ, máy móc, và

               kỹ năng đột ngột giảm, hoặc kỳ vọng về những thông tin trên trong tương lai biến đổi

               – có thể vì thiên tai, chiến tranh tàn phát nền kinh tế, hoặc vốn chảy ra đột ngột, như
               trong cuộc khủng hoảng châu Á và Mỹ La tinh – thì động lực tăng trưởng cũng giảm
               hẳn đi.

               Sự may rủi làm chúng ta trung thực

               Tôi thích nói về sự may rủi vì nó tạo nên giả thuyết đối lập, buộc chúng ta phải trung
               thực mỗi khi kiểm tra giả thuyết về tăng trưởng mà ta thấy thuyết phục nhất. Suy nghĩ

               về sự may rủi rất có ích. Nó nhắc chúng ta, những nhà phân tích thường tự cho mình
               là đúng, rằng ta hoàn toàn có thể mắc sai lầm khi phân tích/đánh giá những sự kiện

               đang diễn ra. Sự may rủi khiến ta phải tự hỏi liệu có đúng là yếu tố X có tác động đến
               tăng trưởng kinh tế như ta nghĩ nếu may rủi quả thật có tồn tại. Trong chương này,

               chúng ta sẽ cùng xem xét một số trường hợp sự may rủi có thể tác động lên số liệu.
               Chúng ta hãy xem xét một ví dụ về quá trình tiến hoá. Chúng ta thường nghĩ đến sự

               tuyệt chủng của khủng long như một câu chuyện ngụ ngôn về hậu quả của việc chậm
               tiến hoá. Chúng ta thường mỉa mai những tổ chức kém cỏi bằng cách gọi họ là khủng

               long, mặc dù như vậy là quá tự tin, vì loài người chúng ta mới tồn tại trong một thời
               gian bằng 1% khủng long. Loài mạnh nhất sẽ sống, còn yếu sẽ bị diệt vong.

               Giả thuyết này rất giống ý tưởng cổ điển là những nền kinh tế mạnh nhất sẽ thành
               công trong dài hạn. Sự giống nhau này không phải là tình cờ. Darwin mượn ý tưởng

               của Adam Smith về bàn tay vô hình có thể chọn ra những người chiến thắng từ một hệ
               thống phi tập trung như thị trường hay hệ sinh thái.

               Tuy nhiên, đến nay lại có một số giả thuyết mới về câu chuyện của loài khủng long.
               Loài này vẫn tồn tại bình thường cho đến khi trái đất bị một viên thiên thạch đâm vào.

               Theo như lời của một nhà tiến hóa học thì sự tuyệt chủng này là do rủi ro chứ không

               phải gen kém. Giả thuyết về thiên thạch này là một ví dụ minh chứng cho mối tương
               tác giữa sự may rủi và bản chất vốn có của một vật/hệ thống.
               Cuối cùng, tốc độ tăng trưởng thay đổi như sự may rủi là một vấn đề đáng bàn. Tốc

               độ tăng trưởng ở các nước giai đoạn 1975-1990 và giai đoạn 1960-1975 có mối tương


                                                            195
   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200