Page 60 - Trang Phục Việt Nam
P. 60

Tượng hai quan văn
           Chính ông Nguyễn Công Hãng (1679-1782) là người đã phân biệt các
  loại mũ:
       Mũ chữ đinh chia làm ba loại: loại một hình tròn, đỉnh mũ bằng phẳng, dệt
  bằng lông đuôi ngựa, nạm vàng bạc ở phía trước để phân biệt thứ bậc,
  vua và chúa khi thường cũng dùng, con vua, con chúa khi vào hầu mới đội;
  thứ hai là mũ lục lăng đỉnh mũ trũng xuống, làm bằng sa nam, dành cho các
  quan nội giám; thứ ba là mũ hình tròn làm bằng vải thanh cát may túm lại,
  để cho kẻ sĩ thứ, quân lính và thơ lại thường đùng. Như vậy, dù vẫn gọi là
  mũ chữ đinh nhưng không còn giữ được hình dáng như kiểu mũ ban đầu
  mô phỏng chữ đinh nữa.
       Mũ bình đính được thông dụng từ quan cao cấp cho tới kẻ lại sĩ, nhưng
  tùy cấp bậc mà làm mũ cao, thấp. Vua cũng đội mũ bình đính nhưng thêu
  chỉ kim tuyến.
                                        [44]
   Đến năm 1720 đổi định: áo của hoàng thân, vương thn  , mùa xuân,
  mùa hạ dùng sa tàu, đội mũ lông đuôi ngựa; mùa thu, mùa đông dùng
  đoạn tàu, màu trầm hương, mũ bằng đoạn màu huyền. Áo của các quan
  văn võ từ nhất phẩm đến tam phẩm, mùa xuân, mùa hạ dùng sa tàu, mùa
   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65