Page 58 - Trang Phục Việt Nam
P. 58
(chóp bạc), về hàng văn đội mũ tiểu phác đầu, cánh chuồn trang sức đồng
bạch. Áo màu lục. Bổ tử: quan tứ phẩm, võ dùng hình con hổ, văn dùng
hình con công; ngũ phẩm, võ dùng hình con báo, văn dùng con vân nhạn.
Đai lưng: quan văn, quan võ đều dùng đồi mồi, trang sức bằng thau. Bao
lưng lụa đỏ.
Lục phẩm trở xuống: về hàng võ đội nón sơn đỏ; về hàng văn đội mũ tiểu
phác đầu, không trang sức. Áo màu xanh. Bổ tử: võ hình con voi, văn hình
con bạch nhàn. Đai lưng: quan văn, quan võ đều dùng tốc hương, chung
quanh viền thau. Bao lưng bằng đoạn thâm.
Các pháp quan đều dùng hình giải trãi.
Áo mặc khi thường triều: các quan hàm nhất, nhị phẩm trở lên dùng hàng
gấm vóc có dệt hoa lá sặc sỡ, tam phẩm đến ngũ phẩm dùng các hàng
gấm vóc, lục phẩm trở xuống dùng các hàng tơ lĩnh.
[42]
Mệnh phụ đều theo với phẩm trật của chồng (tức là được dùng mũ
áo của bậc quan kém bậc quan của chồng một bậc). Người đàn bà nào
chính bản thân làm nên sang hiển, thì không phải kém mũ áo của chồng
một bậc.
Sau Trung Hưng, vua Lê lên ngôi làm lễ tế trời đất, đội mũ xung thiên,
mặc áo bào màu huyền.
Giám sinh, nho sinh, học sinh, sinh đồ, lại điền và quan viên tử, quan viên
tôn đều dùng các hàng lĩnh, là, hoặc vải lụa. Đặc biệt là áo mũ của binh lính
thị hậu được may bằng loại gai là (một mặt hàng dệt quí của nước ta, có
thứ màu đỏ, có thứ màu xanh, thường dùng làm lễ vật tặng sứ giả Trung
Quốc). Áo mũ của ngoại binh có loại làm bằng da trâu sơn đỏ.
Đời Lê Thần Tông định mẫu y phục trong nước, dài rộng khác nhau,
[43]
quan văn, từ khoa đạo, quan võ, từ quận công mặc áo vải thanh cát ,
đều dùng lá phủ đằng sau. Người khác không được mặc kiểu áo đó.
Đời Lê Chân Tông định rõ thêm về mũ áo của hoàng thân, vương tử, văn
võ trăm quan dùng khi vào chầu vua; mũ ô sa, áo thanh cát của hoàng thân
vương tử, văn võ trăm quan khi vào hầu phủ chúa.