Page 62 - Trang Phục Việt Nam
P. 62
Tượng quan hầu
Ở những cung nữ, hình thức búi tóc gọn lên đỉnh đầu từ thời Trần đến
thời Lê vẫn còn tồn tại. Đời vua Lê Hiển Tông (1418-1504) cho phép cung
nhân khi hầu thường được búi tóc lệch, lúc ra tấu nhạc thì đội mũ chữ đinh
tròn. Đồ trang sức có vòng tay tròn dẹt, hoa tai hình quả bầu, hình hoa sen
hay khuyên tròn.
Nhân có lời tâu về việc phẩm phục thờ ở Văn miếu vẫn dùng mũ áo tư
khấu, như thế không phải là tỏ lòng tôn sùng đối với đấng thánh nhân, ông
thầy của đế vương muôn đời, nhà vua cho chế áo cổn, mũ miện để thờ ở
Văn miếu.
Thời này còn có những thứ đồ đội như: mũ trại quan, mũ bao đỉnh (làm
bằng lông đuôi ngựa), kiểu tròn, đỉnh phẳng, cao độ một thước (khoảng
33cm); khăn bát tiên làm bằng đoạn huyền hay sa the, chít vòng quanh dần
dần lên, dải buộc quanh trán, buông về phía sau, hai bên mang tai có
diềm, phía trên có gài mấy bông hoa cúc; bức cân là loại khăn dùng cả
khổ lụa gấp xếp nếp lại để bịt tóc…
Cho đến năm 1781, về trang phục quân lính ở các trấn khác nhau vẫn
được trang bị theo kiểu cách riêng, mang dấu hiệu khác nhau.
Về trang phục của quân khởi nghĩa Tây Sơn, được biết khi xung trận
chống quân chúa Nguyễn, họ thường đội khăn đỏ, cởi trần. Trong ngày
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lính túc vệ đội mũ đỏ, mặc áo vóc, vác
gươm giáo dàn xung quanh đàn lễ tế cáo trời đất. Khoảng giữa năm
1788, người ta thấy những người lính Tây Sơn phục vụ cho Trung ương
hoàng đế Nguyễn Nhạc ở Quy Nhơn, “mặc sắc phục bằng dạ màu xanh
thẫm, đội nón da hoặc bằng giấy sơn dầu có cài hoa ghi chữ bằng sắt
[48]
giống ở chuôi kiếm hoặc vỏ kiếm” .
TRANG PHỤC NHÂN DÂN
Dưới thời Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn, triều đình rất quan tâm
đến vấn đề trang phục, không những đối với quan, quân mà cả đối với
nhân dân lao động, trên cơ sở quyền lợi của giai cấp thống trị.