Page 64 - Trang Phục Việt Nam
P. 64
đoạn người sang kẻ hèn đều chuộng màu sừng và cho rằng hai màu kia là
quê mùa nên không dùng.
Đàn bà lao động thường mặc yếm cổ xây, cánh tay để trần, mặc váy
[51]
ngắn, thắt lưng thả múi phía trước . Đầu thường dùng khăn lượt để
[52]
cuốn tóc, lúc yết kiến bậc tôn trưởng lại xõa tóc xuống để làm kính lễ .
Trang phục đàn ông không có gì đặc biệt. Khi lao động thường cởi trần,
đóng khố.
Hình thức búi tóc vẫn phổ biến. Có thời gian khi đi việc công, ra đường
mặc áo màu quì, búi tóc, đội nón. Nhưng rồi bất cứ lúc nào người ta cũng
mặc áo màu quì, đầu không đội nón mà búi tóc trần đi ra đường, làm nhiều
nhà nho nghiêm khắc lên án cho là một biểu hiện không hay.
Về mùa lạnh, ngoài những thứ áo chống rét thông thường, được biết còn
có áo cừu. Mặc áo cừu thường để mặt lông vào trong, mặt bì ra ngoài. Áo
cừu chủ yếu là của các tầng lớp giàu sang.
Trang phục của các nhà tu hành thời Lê đều là các loại áo rộng, thoáng
mát. Y phục của sư sãi khi hành lễ cũng đã được triều đình qui định: hòa
thượng mặc áo màu lục, cà sa bào màu đỏ, mũ cũng màu đỏ. Tăng chính,
tăng phó mặc áo xanh, cà sa bào và mũ màu lục. Chúng tăng có độ điệp
(chứng chỉ cấp cho tăng ni, đạo sĩ) thì áo đen, cà sa bào và mũ màu xanh.
Lúc trụ trì bình thường thì hòa thượng mặc áo xanh; tăng chính, tăng phó áo
đen; chúng tăng áo mộc lan màu đen xám.
Đối với tượng thờ các vị thần, cũng có sự quy định, trừ một số vị vào
hạng tối linh vẫn để như cũ, còn lại đều phải theo như sau: các vị thần
không được dùng mũ hợp xí xung thiên mà chỉ được đội mũ phác đầu,
nhưng nếu là thần thượng đẳng thì trang sức bằng vàng, trung đẳng chỉ
quấn vàng. Áo bào không được dùng màu vàng mà may bằng đoạn màu
hồng, thần thượng đẳng thêu hai con rồng, trung đẳng một con rồng, hạ
đẳng thêu cá hóa rồng. Cấm thêu rồng 5 móng và đại hội đoạn (?). Bổ tử
thượng đẳng dùng hình long mã, trung và hạ đẳng hình kỳ lân. Đai dùng
hông đa la hoa tê (?). Thần thượng đẳng trang sức bằng vàng, trung và hạ
đẳng quấn vàng, tất màu đen.