Page 66 - Trang Phục Việt Nam
P. 66

quanh chân mũ. Sát trên đường viền có trang trí những hình mây xoắn.
  Nhiều cụm mây kiểu này kích thước to hơn, được nhắc lại ở quanh phần
  trên thân mũ giáp với đỉnh mũ. Từ mỗi cụm mây là một hàng núm tròn nhỏ
  tượng trưng cho những viên ngọc quí nối nhau cùng hai gờ nhỏ ở hai bên
  chạy dọc xuống đường viền chân mũ. Mặt trước mũ là một hình mũi mác
  chạm nổi nhô lên từ đám vân mây. Sau thân mũ là hình hai cuộn mây lớn
  ốp đối xứng. Áo tượng là loại áo thụng, ống tay áo rất rộng buông dài
  xuống gần cổ chân. Chân đi hài và chỉ để lộ ra phần mũi hài cong, trang trí
  những họa tiết hoa văn đẹp.
       Một pho tượng bằng đá, được coi là tượng chân dung Hậu Phật Mạc
  Đăng Dung đặt tại chùa Trà Phương, Hải Phòng (1562). Đầu tượng đội
  mũ hình trụ đứng, đỉnh bằng (giống kiểu mũ có chữ vương của tượng
  Ngọc Hoàng chùa Trung Hành, Hải Phòng (1583) (có thể là loại bình thiên).
  Thành mũ của tượng Mạc Đăng Dung khá cao, giữa trán mũ tạc nổi hình
  chim đang chúc đầu, xòe cánh bay xuống (cũng giống như ở tượng Ngọc
  Hoàng làm bằng gỗ tại chùa Ngo, Hà Tây (1589). Hai bên hình chim, có
  những đường song hành cách xa nhau khắc xiên lên theo hướng phải, trái.
  Phía dưới mũ là một gờ viền, rộng bằng 1/5 chiều cao mũ, chạy quanh trên
  đó có nhiều chấm tròn nhỏ biểu thị cho những viên ngọc quí được đặt sát
  cạnh nhau hình thành một đường trang trí nữa. Áo ngoài của tượng rộng,
  dài, cổ khoét nhọn; phần trên ngực, vai, lưng có chạm chìm hình vân kiên
  cổ tròn, chính giữa trang trí một nửa bông hoa to mãn khai. Phía dưới vân
  kiên là một bổ tử hình vuông chạm rồng. (Ở tượng Ngọc Hoàng chùa Ngo,
  Hà Tây; chùa Trung Hành, chùa Nhân Trai, Hải Phòng, cũng có bổ tử).
  Bụng tượng đeo đai có trang trí ô trám, hoa cúc…
   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71