Page 65 - Trang Phục Việt Nam
P. 65
Thời Lê, trong xã hội đã thấy có nhiều loại nón: đàn ông, đàn bà thôn quê
đội nón xuân lôi tiểu, tục gọi là nón sọ nhỏ. Còn có loại nón liên diệp, tục
gọi là nón lá sen, người lớn và trẻ con đều dùng. Tuy nhiên trẻ con có riêng
loại nón tiểu liên diệp, tục gọi là nón nhỡ khuôn. Người già đội nón ngoan
xác, tục gọi là nón mền giải hay là nón tam giang. Con nhà quan và học trò
đội nón phương đẩu đại, tục gọi là nón lá. Người lớn tuổi thuộc họ hàng
nhà quan đội nón cổ châu, tục gọi là nón dâu. Lính tráng đội trao lạp, tục
gọi là nón chèo vành. Người hầu và vợ con lính tráng đội nón viên đẩu, tục
gọi là nón khua. Nhà sư đội nón cẩu diện, tục gọi là nón mặt lờ. (Về sau
nhiều nhà sư gọi là nón tu lờ). Người có tang đội nón xuân lôi đại, tục gọi
là nón cạp. Người có trở một năm trở xuống đội nón cổ châu, quai bằng
mây. Nhà quan và nhà quyền thế có tang đội nón cẩu diện để phân biệt với
thường dân. Người trong Thanh, Nghệ đội nón viên cơ, tục gọi là nón
Nghệ… Có thời gian ở thôn quê theo dáng nón ngoan xác mà làm thấp
[53]
phần trên đi, gọi là nón toan bì, tục gọi là nón vỏ bứa …
Ngoài những điều bằng văn tự để lại, một số tượng tranh của thời này
còn cho ta biết cụ thể thêm về trang phục trong triều đình hay ngoài nhân
dân như qua tranh Quan văn vinh quy hoặc Chân dung Nguyễn Trãi (dù
có thể là về sau mới vẽ), ta thấy nhiều hình ảnh rất gần với chi tiết trong
sách đã ghi về phẩm phục triều Lê: mũ cánh chuồn, hai cánh hướng về
phía trước, tay áo rộng, ngực có bổ tử thêu, mang đai, chân đi hia.
Có thể kể đến tượng chân dung vua Lê Thần Tông bằng gỗ ở chùa Mật,
Thanh Hóa. Tượng tọa thiền, mặc long bào, đội mũ xung thiên có trang trí
các hình châu ngọc, mây lửa…
Về tượng chúa Trịnh, có thể nhắc đến tượng chúa Uy Nam Vương Trịnh
Giang thờ ở chùa Kim Liên, Hà Nội. Tượng đội mũ, mặc áo văn lĩnh, mày
râu phong nhã, tay cầm hốt, đặc biệt là hai chân để trần. Có lẽ là do nhớ
công ơn trùng tu chùa của chúa Trịnh Giang nên nhân dân tạc tượng để
thờ. Hiện nay ở chùa Kim Liên vẫn có một tượng nhưng có ý kiến cho rằng
đó là tượng Tĩnh Đô Vương, Trịnh Sâm. Tượng cao to, bằng người thật,
đội mũ hình trụ đứng (có lẽ là mũ thông thiên cải tiến), phía sau hơi cao
hơn phía trước. Giữa trán mũ tạc một hình bầu dục nổi nằm ngang (tượng
trưng cho viên ngọc lớn) đặt trên một đường viền rộng (khoảng 4cm) chạy