Page 59 - Trang Phục Việt Nam
P. 59

Đời Lê Huyền Tông dựng đàn Tế Giao ở phía Nam thành Thăng Long.
  Tham gia có các quan quân trong đó có các hiệu cấm quân nội điện như
  Thị Kiệu, Thị Nội, Kim Ngô, Cẩm Y, v.v… đều đội mũ đỏ, mặc áo thanh cát
  viền đỏ, nẹp trắng, cầm cờ quạt, nghi trượng… Hai mươi viên trấn điện
  đội mũ đỏ, mặc áo gấm xanh, bổ tử thêu con voi, tay cầm dùi đồng. Vua
  đội mũ xung thiên, mặc áo bào vàng, đeo đai ngọc. Chúa đội mũ xung
  thiên, mặc áo bào tía, đeo đai ngọc. Tiết chế phủ đội mũ dương đường,
  hai tai mũ bằng vàng, mặc áo bào tía, bổ tử thêu kỳ lân, đai mặt đá, bịt
  vàng.
       Định rõ áo thường mặc của các quan bằng vải thanh cát, tay rộng 9 tấc 5
  phân  (khoảng  31cm),  nách  rộng  8  tấc  2  phân  (khoảng  27cm).  Những
  người thấp bé có thể cho hẹp bớt đi. Triều phục thì không theo qui chế
  này.
       Đời Lê Dụ Tông qui định về việc dùng áo mũ bằng vải thanh cát. Loại vải
  này (và mũ chữ đinh) trước kia được dùng phổ biến trong tất cả các tầng
  lớp sang hèn, trên dưới, nay hạn định phải theo kích thước dài, ngắn, rộng,
  hẹp, để phân biệt thứ bậc.
       Trang phục đại triều của các quan văn, võ thường dùng là mũ phác đầu,
  áo vân cẩm cổ tròn, có đính bổ tử (do đó còn gọi là áo bổ phục). Còn như
  lúc ra thị sự và vào hầu thường thì quan văn đội khăn lương (lang cân),
  quan võ đội khăn đuôi én (yến vỹ), mặc áo thanh cát có tấm che đằng sau,
  rồi đến hạng chít khăn (hay đội mũ chữ đinh). Những thứ ấy đều do ông
  Nguyễn Công Hãng, tể tướng nhà Lê chế ra.
   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64