Page 56 - Trang Phục Việt Nam
P. 56
Sau đó lại định kiểu mũ chầu của các quan văn võ là mũ ô sa, hai cánh
chuồn phải nhất luật hơi hướng về đằng trước, không được tự ý làm
ngang hay lệch.
Năm 1488, định triều phục mới, gấu áo dài cách đất 2 tấc (khoảng 7cm),
tay áo rộng 1 thước 3 tấc (khoảng 43cm).
Thời nhà Lê, mũ áo tiến sĩ được quy định như sau: tam khôi (trạng
nguyên, bảng nhãn, thám hoa) và hoàng giáp được đội mũ phác đầu hai
cánh, lá đề tam sơn bằng thau. Đồng tiến sĩ đội mũ phác đầu nhưng không
có cánh mà có dải, sau lại bỏ dải đi. Đai của trạng nguyên, bảng nhãn,
thám hoa đều làm bằng gỗ tốc hương, bọc lụa màu tím than, trang trí bạc,
nhưng cấp cao hơn thì được sử dụng lượng bạc nhiều hơn. Áo chầu đều
bằng đoạn huyền hoa liên vân. Đai của đồng tiến sĩ làm bằng sừng trâu
bọc lụa màu tím than, trang trí thau. Áo chầu đều bằng ô sa.
Đời Hồng Đức, quân sĩ ở các vệ thuộc 5 phủ, quân kiêu dũng đội mũ
màu tía, quân già yếu (phi kiêu dũng) đội mũ màu đen.
Tượng người dắt ngựa (Lăng Đinh Hương)
Triều đình lại định thể thức trang phục khi tiếp sứ nhà Minh: các công,
hầu, bá, phò mã và các quan văn phải may sẵn áo có cổ bằng gai, tơ, sa,
là sắc xanh, dài cách đất 1 tấc (khoảng 3,3cm), tay rộng 1 thước 2 tấc