Page 52 - Trang Phục Việt Nam
P. 52
Thời Lê - Mạc - Trịnh - Nguyễn - Tây Sơn
Tương truyền thời tiền khởi nghĩa ở Lam Sơn, Lê Lợi là một hào trưởng
nhưng vẫn thường mặc áo nâu ngắn đi cày, đi bừa, lao động, sinh hoạt
như những người nông dân trong vùng.
Khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ vẫn lấy tên nước là Đại Việt. Kinh đô Thăng
Long đổi tên là Đông Đô rồi Đông Kinh. Nhà Lê đưa Nho giáo thành hệ tư
tưởng chính thống để củng cố chế độ phong kiến theo mẫu “khuôn vàng
thước ngọc”. Nhà Lê tồn tại được 99 năm (1428-1527) thì bị lật đổ, thay
thế bằng nhà Mạc với 65 năm trị vì, rồi lại phải trả lại ngai vàng cho các
vua Lê - Nhà Lê Trung Hưng (1533-1788). Tình trạng vua Lê, chúa Trịnh
phía Bắc, chúa Nguyễn ở phía Nam kéo dài cho đến khi Tây Sơn khởi
nghĩa giành thắng lợi, lập kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Suốt thời gian này,
nếp sống trong xã hội và mối quan hệ giữa người với người được qui
định bằng các thứ luật lệ chặt chẽ, trong đó, trang phục được đề ra khá tỉ
mỉ.
TRANG PHỤC TRIỀU ĐÌNH
Trang phục của vua chúa, hoàng tộc:
Đời Lê Thái Tông, từ 1434, những khi đại lễ như lễ tế trời, tế tôn miếu, lễ
lên ngôi, lễ thánh tiết, tết Nguyên đán…, vua mặc áo long cổn, đầu đội mũ
[30]
miện . Còn lễ thường triều, những ngày mồng một, ngày rằm hàng
[31] [32]
tháng, thì mặc hoàng bào , đội mũ xung thiên . Sau này đại lễ vua
cũng chỉ mặc hoàng bào, đội mũ xung thiên, mang đai ngọc. Khi thường
triều, đội mũ tam sơn, mặc áo màu xanh huyền. Ngày giỗ kỵ, ở nhà Thái
[33]
Miếu chỉ đội mũ bình đính , mặc áo thanh cát.
Về trang phục của các vua nhà Mạc, trong thư tịch cũ để lại, rất tiếc
không có gì đáng kể. (Tuy nhiên, chúng ta có thể tham khảo được phần
nào mũ áo thời Mạc qua một số tượng thờ sẽ được nói tới ở phần sau).
Trong các đại lễ, chúa Trịnh mặc áo bào tía, đội mũ xung thiên, mang đai