Page 47 - Trang Phục Việt Nam
P. 47

mình, những chữ thích trên cánh tay, trên bụng nhắc nhở bản thân từng
  người, nhắc nhở lẫn nhau, đồng thời cũng là một thái độ rõ ràng với quân
  địch (nhất là khi bị bắt): tự nhận mình là kẻ tử thù với chúng.
       Chỉ sau khi ba lần đánh thắng quân Nguyên, triều đình mới ban hành các
  qui định về mũ áo cho các quan, thực chất, các kiểu trang phục ấy, kể cả
  những kiểu thức quần áo trong nhân dân sau này, tuy không được giản
  đơn như thời kháng chiến nhưng vẫn giữ được phong cách khoáng đạt,
  khỏe khoắn chung, mang hơi thở của thời đại. Hiện tượng những người
  phục vụ nhà vua, quân lính trong khi làm nhiệm vụ, kể cả khi ở triều đình,
  vẫn được cởi trần, như các tầng lớp nhân dân khác, là điều chứng minh.
  Tinh thần độc lập, tự chủ còn được thể hiện ở việc triều đình qui định về
  màu sắc trang phục: nhà Trần không theo quan điểm của Khổng giáo coi
            [26]                    [27]
  trọng chính sắc  , mà vẫn dùng các màu gián sắc   như màu tía, màu
  hồng, màu biếc, màu lục, v.v… để may mặc cho quan các cấp.













                     Hình nhạc công thời Trần

   Nhìn chung ở thời Trần, trong cung đình cũng như ngoài dân gian, màu
  sắc đã được sử dụng khá phong phú, đa dạng, gần gũi với các màu của
  thiên nhiên, cuộc sống như vàng, đỏ, xanh, đen và đặc biệt là nâu…
       Bên cạnh hình các nhạc công, vũ nữ với trang phục đẹp đẽ, có những dải
  lụa mỏng phấp phới uốn lượn hoặc những họa tiết long, ly, qui, phượng,
  sen, cúc, trúc, mai… - là hình tượng “thanh cao” chốn cung đình - còn có
   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52