Page 49 - Trang Phục Việt Nam
P. 49
Vài nét về giai đoạn nhà Hồ
Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, tự xưng là Quốc tổ chương
hoàng đế, mặc áo màu bồ hoàng (màu vàng như nhị hoa cây xương bồ).
Lấy quốc hiệu là Đại Ngu.
Đến đời Hồ Hán Thương, nhà vua ra lệnh cho các quan viên không được
đi hia, chỉ cho đi giày gai sống. (Lệ cũ đời trước quan từ lục phẩm trở lên
mới được đi hia).
Các gia nô đều thích những hình khác nhau vào trán để phân biệt: quan
nô thì thích hình hỏa châu (ngọc có tia sáng toả ra như tia lửa), gia nô của
công chúa thì thích hình dương đường (cây dương và cây đường); của đại
vương thì thích khuyên đỏ; của quan nhất nhị phẩm đều thích một khuyên
đen; của quan tam phẩm trở xuống thích hai khuyên đen.
Từ năm 1403, có lệ quân lính ở các châu nào phải thích chữ tên châu ấy
vào hai cánh tay để làm dấu hiệu.
Tướng sĩ nhà Hồ ra trận đều mặc áo giáp bằng da. Đã có trường hợp đi
đánh Chiêm Thành, hết lương ăn phải nướng áo giáp để ăn.
Tháng 8, Hồ Hán Thương sai đắp đàn ở Đốn Sơn để làm lễ tế Giao. Nhà
vua ngồi kiệu Vân Long, các cung tần, mệnh phụ, triều thần văn võ thứ tự
theo hầu. Mũ áo của đàn bà phải dùng kém chồng một bậc, người nào
bản thân là tôn quí thì không phải kém.
Nhà Hồ tồn tại được 7 năm. Bên cạnh những việc làm nhằm mưu đồ lợi
ích cho tập đoàn thống trị mới, nhìn chung, nhà Hồ đã có những cải cách
về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, xã hội… rất đáng ghi nhận. Riêng
đối với trang phục, chỉ trong một thời gian trị vì ngắn ngủi, phải lo giải quyết
bao nhiêu vấn đề quan yếu, triều Hồ vẫn có những quan tâm nhất định,
biểu hiện được sự nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của lĩnh vực
này, so với một số triều đại khác, như vậy cũng là đáng kể.
TINH THẦN ĐẤU TRANH CHỐNG ĐỒNG HÓA TRANG PHỤC
Năm 1406, nhà Minh (Trung Quốc) phái quân sang xâm chiếm nước ta,
nhưng mãi đến năm 1414 chúng mới đặt được bộ máy cai trị.