Page 46 - Trang Phục Việt Nam
P. 46

dân ta dưới thời Trần, đến nay còn rất ít tư liệu thành văn để khảo cứu.
  Ngày nay chúng ta đành bằng lòng căn cứ trên một tượng đá (chỉ còn duy
  nhất là tượng quan hầu ở lăng vua Trần Hiến Tông), một số bức chạm nổi
  bằng gỗ, bằng đất nung…, để có thể ít nhiều hình dung được cách thức
  trang phục thời đó.







                 Hình các nhạc công trên cốn chùa Thái Lạc

   Nhìn chung, trang phục thời Trần có những sắc thái đặc biệt, không tách
  rời ảnh hưởng của một nguyên lý thẩm mỹ xuất phát từ tinh thần thượng võ
  Đông A, bắt nguồn từ truyền thống dựng nước, giữ nước oanh liệt của dân
  tộc. Trong vòng 30 năm, ba lần so gươm, đọ giáo với một kẻ thù khét
  tiếng hung hãn đang “làm cỏ” nhiều nước trên thế giới, quân dân Đại Việt,
  với lòng yêu nước nồng nàn, với sức mạnh đoàn kết chặt chẽ, trí thông
  minh sáng tạo, đã phải thường xuyên cảnh giác, thường xuyên rèn luyện,
  liên tục chiến đấu ngoan cường và đã giành được thắng lợi huy hoàng.
  Thực tế khách quan ấy không cho phép một sự cầu kỳ, phức tạp, tản
  mạn… trên mọi hình thái đời sống xã hội thời ấy, trong đó có phần trang
  phục, trang sức. (Ví dụ như phụ nữ (tất nhiên) thời Trần và cho tới về sau
  khá lâu, không trang điểm diêm dúa, vua quan đều ăn mặc giản dị…).
       Tuyệt đại đa số nhân dân đều đi chân đất và mặc áo bốn thân quen
  thuộc. Màu vải đen là màu phổ biến. Nam giới, hầu hết già trẻ đều cạo trọc
  đầu, vì theo đạo Phật, cũng nói lên tinh thần của một đất nước “toàn dân vì
     [24]
  binh”  .
       Đặc biệt là tục thích chữ, xăm mình, biểu hiện sự hòa hợp với thiên nhiên,
                                   [25]
  ý thức tiếp nối truyền thống, không quên gốc Tổ  , biểu hiện tinh thần
  quyết tâm chiến đấu cho nền độc lập của dân tộc. Những hình xăm trên
   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51