Page 57 - Trang Phục Việt Nam
P. 57
(khoảng 40cm). Còn quan bàn bạc thì dùng chế y, dài cách đất 9 tấc
(khoảng 30cm), tay hẹp như kiểu cũ. Đều phải dùng bổ tử, đi hia, phải
dùng màu tươi sáng, không được dùng thứ đã cũ, xấu. Sự qui định thể
thức trang phục ngoại giao biểu hiện lòng tự tôn dân tộc, không chịu để
cho nước ngoài dù lớn mạnh dám coi thường.
1. Tượng viên quan (Lăng Đinh Hương)
2. Tượng viên quan (Lăng họ Đỗ)
3. Tượng quan hầu (Hải Dương)
Đời Lê Hiến Tông định rõ y phục thường triều từ tháng 10 trở đi, mặc áo
là tơ gai, từ tháng 2 trở đi, mới mặc áo sa để thuận khí hậu từng mùa.
Hoàng thân và quan văn, quan võ từ tam phẩm trở lên có tước công đội
mũ phác đầu, nhưng mũ của hoàng thân cánh chuồn trang sức bằng vàng,
quan văn, quan võ trang sức bằng bạc. Áo: dùng màu tía. Bổ tử: các tước
công trong hoàng thân dùng hình con kỳ lân; quan nhất, nhị phẩm về hàng
văn dùng hình con tiên hạc, về hàng võ dùng hình sư tử; tam phẩm, văn hình
con cẩm kê (một thứ chim giống chim trĩ, lưng và đuôi lông màu vàng); võ
con bạch trạch. Đai lưng: dùng sừng con tê hoa, đai của hoàng thân trang
sức bằng vàng, quan võ hàm nhất, nhị phẩm trang sức bằng bạc; tam
phẩm dùng đồi mồi trang sức bằng bạc, bao lưng dùng lụa đỏ.
Các quan từ tứ phẩm đến ngũ phẩm: mũ về hàng võ đội nón màu trắng