Page 92 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 92

- Thôi anh lại tìm vào cái ổ cộng sản rồi.

                    Fleutôt, cẩm mật thám Hà Nội nửa đùa nửa thật bảo thế khi Liệu đến trình diện. Anh
               đáp:

                    - Cộng sản hay không cộng sản thì cũng phải ăn cả. Tôi cần làm báo để sống, còn đề

               phòng cộng sản là việc của các ông.


                    Nhà chức trách dặn Liệu đi đâu, dời chỗ ở phải xin phép, nếu có chuyện lại phải về quê

               quản thúc. Thế thôi. Dù sao, sự quản lý của thực dân hồi ấy có những chỗ không chặt chẽ
               lắm.


                     Đời mới  đóng trụ sở ở 17 Hàng Khoai, trên căn gác hẹp. Fleutôt đã quá cảnh giác khi

               gọi đây là “ổ cộng sản”. Người xin được phép ra báo là Lê Viết Hồ không biết viết báo, chính

               kiến cũng không. Các thành viên khác là Lê Văn Hòe, Thành Thế Vĩ, Nguyễn Đức Kính, Trần
               Huy Liệu, Nguyễn Mạnh Chất thì mỗi anh mỗi lập trường, “đỏ” “trắng” đủ cả. Mà chẳng ai

               duyệt bài ai, muốn viết gì thì phóng bút. Thế nên có chuyện bài này bênh, bài kia đập cùng
               một sự việc. Được cái ngần ấy con người đều nền tính, báu nhau, chung sống như một gia

               đình. “Nhóm” cộng sản đăng những bài về giai cấp công nhân, cắt nghĩa nguyên nhân khủng

               hoảng kinh tế, công kích văn chương Tự Lực Văn Đoàn… khá được chú ý.


                    “Côn Lôn ký sự” ra từ số 2 của Đời mới  , rất được đón đọc. Liệu viết nó từ ngày nằm

               nhàn tản ở quê, cứ rút ruột những ký ức tù đày ra mà kể. Chuyện Côn Lôn không gay gắt
               lắm về những hà khắc, ác độc, mà trái lại, phần “văn nghệ” đậm đà, nào kịch cọt Molière, nào

               thơ phú tưởng đến bóng hồng. Không biết mà đọc có thể tưởng là ngoài ấy là một cõi mộng.

               Làm vậy vì Liệu mới tự do, còn ngại cành cây cong. Chứ ít lâu sau khi rời tỉnh lẻ Nam Định,
               anh nhận ra ngay mình đã trở lại được biển cả; cái “biển” Hà Nội những ngày Mặt trận Bình

               dân nắm quyền bên Pháp còn mênh mông tự do hơn Nam Kỳ thuộc địa mươi năm trước.


                     Đời mới  rất lay lắt. Có giấy phép nhưng không ai bỏ tiền làm, cứ đi vay mượn, quyên

               góp. Trị sự, phát hành không người chuyên trách, nội dung thì khá nhưng tên tuổi chìm

               trong biển báo, bởi vậy chẳng bán được bao nhiêu. Nhà in Long Quang không nhận được
               tiền thì “giam” báo lại, vài hôm chạy đủ lại “thả” ra cho bán. Thế mà tinh thần “xả láng cuộc
   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97