Page 87 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 87

Năm 1926, Liệu và các bạn đã tổ chức rầm rộ đám tang Phan Chu Trinh, mười bốn vạn
               người đi đưa. Không hẳn gần gũi, nhưng cụ là một biểu tượng của lòng yêu nước, đáng để

               thanh niên đem ra mà kính phục.


                    Cái tình của Liệu đối với cụ Nghệ An hẳn là phải đậm đà, gần gũi hơn là với cụ Quảng

               Nam. Vì, như nhiều bậc hậu sinh đang tìm đường, nhiều khi chẳng tiện nói ra, anh vẫn ưa

               thích một bậc tiền bối có thái độ đối thoại hơn. Được nói, và được nghe nói hẳn là một cảm
               giác thú vị, khác hẳn  với  khi nghe  một  tiếng  tăm lừng lẫy, ta tìm đến  và  chỉ  được nghe

               những bài học từ con người đinh ninh chỉ có mình đúng. Huống chi, Phan Bội Châu là bậc
               quang minh chính đại. Đỗ đầu kỳ thi Đình, được đi đây đó, cụ tiếp thu những tư tưởng mới

               một cách có hệ thống chứ không “tráng men làm màu”. Xa cách hẳn lối khôn vặt khôn vãnh

               kiểu Trạng Quỳnh, Trạng Lợn - có người coi là một biểu hiện tâm tính Việt, cụ hành trạng
               đàng hoàng, phát ngôn thẳng thắn. Đúng là một nhân cách lãnh tụ, khiến một thời, ai cũng

               tưởng câu sấm “Nam Đàn sinh thánh…” ứng vào cụ. Sự yêu mến, thân thiết của Liệu với
               Phan Bội Châu khiến anh có những lúc giận cụ quá thể, mà chỉ là do nghe từ xa, lại qua

               những tin tức mô tả cái bên ngoài, chả lý đến tâm can người trong cuộc.


                    Ấy là vào năm 1939, trong cuộc du tình đến Huế của Liệu với Thu Tâm - cái cuộc mà tới

               tầm tuổi bảy mươi, bà ghi nhớ là là “lần thứ tư” và “cuối cùng”. Bà là Phạm Thị Bách, cô em

               họ của Phạm Thị Hồng, người nữ khán hộ ở Côn Đảo từ năm 1933. Như thường lệ, Liệu và
               Thu Tâm thường chọn những nơi xa xôi để gặp gỡ, chung sống. Tý thừa biết điều đó, nhưng

               dù sao cũng đỡ nặng nề hơn. “Khuất mắt trông coi” mà, dù bà có vẻ đã nhìn nhận Thu Tâm

               như “người em” trong nhà, đối xử phần nào ra vẻ một gia đình truyền thống ở ngoài Bắc,
               nơi đàn ông thường có hai ba vợ. “Lần thứ tư” diễn ra ở kinh thành, nơi sông núi hữu tình,

               có nhiều dinh thự, cảnh trí đáng xem, nhiều con người đáng gặp. Tâm tình lãng mạn của

               Thu Tâm rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp của lăng Tự Đức, bùi ngùi khi gặp những
               cung phi về già mà chửa một lần được đấng quân vương phủ ơn mưa móc. Buồn cười là dù

               có giấy thăm đại nội của tòa Khâm sứ mà hai người phải đi lại tới ba lần. Lần thứ nhất, chú

               lính mặc áo dấu không cho vào vì Thu Tâm bận áo vàng, màu áo chỉ có các bà phi được mặc.
               Lần sau, chiếc quần xa tanh đen lại là nguyên cớ ngăn cản; trong nội chỉ được mặc quần
   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92