Page 88 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 88
trắng. Giận dỗi, bực tức, nhưng trí tò mò vẫn thắng, khi người đàn bà trẻ phải mặc áo tím,
quần lụa đi mượn “chả ra màu gì”. Công phu thế ấy, mà ấn tượng của Thu Tâm với vẻ rực rỡ
của đại nội lại chả mạnh mẽ, nếu không nói là thấy nó nhạt nhẽo.
Cả ngày lang thang nơi đình tạ, ngắm nghía, hỏi han, họ trở về nhà, mệt người nhưng
rạng rỡ, hạnh phúc. Thì có điện tín. Ngoài Hà Nội, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) bảo về
gấp. Đang tần ngần thì bạn Huế đến, Hải Triều, Nguyễn Cửu Thanh và Bùi Công Trừng mang
theo xâu nem, bánh tráng và chai rượu thuốc. Chuyện vui lên, Thu Tâm bảo Liệu cho đến
thăm cụ Phan Bội Châu nhưng bị gạt phắt.
- Không Không đi! - Liệu nói cộc lốc. - Đi một mình cũng không được. Đã bảo rồi mà lại.
Lúc Liệu ra ngoài có việc, Thu Tâm được hay rằng thống sứ Chatel vừa đến thăm Phan
Bội Châu, tặng cụ hoa, nói chuyện xã giao, khi về bắt tay từ biệt. Cụ Phan đã chìa tay đáp lại,
còn rung rung mấy cái tỏ ý thân thiện. Báo Tin tức của cánh cộng sản ở ngoài Bắc thuật
chuyện với tít “Phản Bội Châu” to tướng. Liệu cáu kỉnh vì chuyện đó.
Sách “Những ngày xa xưa ấy” in ở Mỹ, khi Thu Tâm đã là một bà cụ, thuật tiếp câu
chuyện lúc Liệu trở về:
“Sau khi gật đầu chào các bạn, anh nhìn tôi tươi cười có vẻ như làm lành và hỏi: “Em đã
dọn đồ xong chưa?”.
Tôi không trả lời câu ấy mà hỏi lại anh: “Anh nghĩ thế nào về việc cụ Phan bắt tay
Chatel?”.
Anh Liệu đổi ra vẻ nghiêm trang: “Còn nghĩ thế nào nữa, cụ có lỗi hẳn đi rồi”.
Tôi cũng đổi vẻ nghiêm trang thong thả nói: “Đấy không phải là một cái lỗi mà chỉ là
một sơ suất thôi”.
Anh Liệu: “Em có hiểu một cái bắt tay của nhà thủ lĩnh cho cả một nước là quan trọng
như thế nào không?”
“Em hiểu chứ, nhưng em còn hiểu thêm rằng phép xã giao của Tây phương khi từ biệt
một người nào họ quý mến để ra về thì họ phải đưa tay ra bắt để tỏ vẻ trân trọng thân tình
với người ấy. Vậy thì trong trường hợp này cũng chỉ là một cách xã giao thông thường mà cụ
Phan sử dụng chớ có sao đâu”.
Anh Liệu có vẻ giận: