Page 93 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 93

đời” rất hăng, rỗi rãi, có tí hào là đâm ngay xuống xóm hát Khâm Thiên hay nằm bẹp tai ở

               tiệm hút lão Vạn. Liệu quen với cách kham khổ và kỷ luật trong tù, rất kinh ngạc. Nhưng
               chẳng đấu tranh. Lại thế nào với “phong trào”? Thành thử chỉ còn lo giữ mình khỏi a dua.



                    Ra đến số 7 thì phải đình bản. Tòa soạn bị khám xét nhưng không thấy gì. Tuy chỉ sống
               có 7 tuần, Đời mới  có công cho Liệu “tập bơi” thuần thục trong những ngày đầu trở  lại

               “biển”. Và dù sao anh biết mình có thể kiếm sống bằng nghề báo. Quanh anh có biết bao bạn

               bè, cũ thì Tô Hiệu, Hải Triều, mới có Trần Đình Long… Niềm tin vào họ và vào bản thân thật
               vô cùng quan trọng. Liệu đã có hướng đi rõ ràng. Mặc dù chưa “đỏ” hẳn, năm 1935, anh vẫn

               được tổ chức Cộng sản, bấy giờ đang rục rịch dựng lại Xứ ủy lâm thời Bắc Kỳ, quyết định
               cho hoạt động công khai. Khả năng và xu hướng của ông tù mới ra này chỉ có thể làm báo là

               hợp nhất.


                    Làng báo Bắc Kỳ thời đó có những lề lối học theo nếp bên Pháp. Chẳng hạn tờ Lire

               (Đọc) bên kia chỉ đăng lại bài đáng chú ý của báo khác, được “rập” thành Tiếng vang làng
               báo  và Kiên văn bên này, nhưng với một kiểu cách không hẳn như “tôn chỉ”.



                    Số phận của Tiếng vang  (in rất to trên măng-sét) làng báo  (in nhỏ) rất vắn. Số 1 chuẩn
               bị kỹ, “đinh” là việc đáp trả một bài của Nguyễn Văn Vĩnh trên Đông Dương tạp chí  mạt sát

               các chí sĩ yêu nước là “đáng đem bỏ rọ trôi sông”. Đánh vào chủ trương trực trị gắn quyền

               lợi của tư sản Việt Nam với quyền lợi thực dân, báo bán đắt như tôm tươi. Dầu vậy mà tiền
               để ra số 2 không có. Đang lúng túng thì thống sứ Bắc Kỳ rút giấy phép. Chết yểu!



                     Kiên văn  “thọ” được 12 số, coi như một ký lục của ông chủ bút “làm tờ nào giết tờ ấy”.


                    Túng đói, chả có báo để “làm và giết”, Liệu a vào làng sách ba xu, loại tiểu thuyết lịch sử

               kiểu Đề Thám, Vợ ba Cai Vàng… Hồi ở Côn Đảo, anh nghe chán chuyện những ông tham gia
               cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, bèn đem viết lại. Không dám ký tên, tất nhiên không thể đứng

               ra giao thiệp, Liệu nhờ người quen bán bản quyền cho Bảo Ngọc văn đoàn lấy 25 đồng. Sách

               ra dưới cái tên bắt mắt Loạn Thái Nguyên. Chả biết bán chạy tới đâu, tiếng vang thế nào,
   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98