Page 94 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 94
Liệu được nửa tiền bản quyền, nửa kia ông “lái” “thăn” mất. Dầu sao, anh có được tấm quần
áo mới để khỏi bệ rạc quá giữa chốn nghìn năm văn vật.
Sang nửa cuối những năm ba mươi, tình hình thế giới căng thẳng hẳn. Trục phát xít
Đức - Ý - Nhật thành lập đẩy các lực lượng, phe phái có xu hướng khác nhau bên châu Âu
xích lại gần nhau. Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp gồm các chính đảng Cộng sản, Xã
hội, Xã hội cấp tiến. Quyền tự do dân chủ ở thuộc địa được nới ra hơn. Nhóm Hồn trẻ tập
hợp với Hải Triều, Hải Thanh, Lâm Mậu Quang, Hồ Xanh, Dương Lĩnh. Liệu viết dưới bút
danh Hải Khách và Hải Thu (đều “dính” đến Thu Tâm), giới thiệu, cổ động Mặt trận Bình
dân bên Pháp, đòi tự do dân chủ. Có những khẩu hiệu sau này anh mới thấy nó “quá cao”,
không hợp thời như kỹ nghệ hóa nông nghiệp. Hồn trẻ đang có ảnh hưởng mạnh, có đội ngũ
vững, xu hướng rõ, tạo được tiếng vang thì “thôi rồi” ở số 15.
Cuống cuồng đi tìm báo để ra, chí ít là cộng tác, “nhóm” bấu được vào một cơ quan thể
dục đương chuẩn bị ra tờ Khỏe . Rải truyền đơn, đăng bố cáo um xùm về tôn chỉ mục đích
“có lợi cho sức dân” của báo rồi, nhưng người xin được phép xuất bản lại là một nhân vật
“xương xẩư” quá, rút cục nó bị nhà đương cục cắt ngay. Vừa buồn chán vừa buồn cười.
Tên Khỏe mà chết ngay trước khi chào đời. Và kể trong lịch sử báo chí, hẳn đây cũng là
trường hợp duy nhất. Tuy thế những tờ truyền đơn về Khỏe khiến Liệu bắt quen được với
Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, hai giáo sư trường Thăng Long, vốn là dân Tân Việt. Xung
quanh nhóm Thăng Long dần dần hình thành một tập họp những người yêu nước đấu tranh
như Minh Thái, Đào Duy Kỳ, Trần Đình Tri, cùng các thầy giáo, học sinh tiến bộ.
Le Travail (Lao động) hẳn là tờ báo vào loại “thọ” và cũng đình đám nhất trong thời kỳ
này. Được nhóm Thăng Long xướng lên giữa năm 1936, ấn bản tiếng Pháp này có màu sắc
Bình dân. Những giáo sư Tân Việt, những ông học Liên Xô, từ Pháp. Những ông Tơ-rốt-kít…
Thôi rồi các xu hướng xách động vào xã hội, nhất là trí thức. Nhưng báo ngày càng đỏ đậm
khi những chính trị phạm hết hạn tù ào vào cộng tác, làm tòa soạn. Ấn phẩm vừa ra khỏi
nhà in còn nóng đã có thanh niên, sinh viên ôm từng chồng đi bán, mật thám theo xem
người mua, người phát hành không xuể. Rồi Le Travail hướng đến cả tầng lớp công nông,