Page 96 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 96
GRANDJEAN
Từ Sài Gòn, Tý đem hai con ra Bắc. Không thể ở quê, cũng chả tồn tại được ở Hà Nội,
chị lên Đại Từ, Thái Nguyên bán nước mắm, bị đám cai trị trù dập đến khốn khổ. Con trai
lớn là Diễm, Liệu gửi một cựu chính trị phạm về Phủ Lý học trường tư. Thì một hôm, tuần
phủ Hà Nam đến khám nhà, vầy vò cái cặp chỉ có vài bộ quần áo và ít sách vở của Diễm, đe
dọa chủ nhà tội chứa chấp con Trần Huy Liệu. Cậu bé 9 tuổi đâm ra thất học.
Phải làm ầm lên chứ! Vừa là việc của mình, lại là sự kiện để chửi chúng nó. Liệu đăng
trên báo tiếng Pháp l’Avenir (Tương lai) thư ngỏ gửi thống sứ Bắc Kỳ, có đoạn: “Các ông coi
tôi là kẻ thù của chế độ này mà cấm đoán tôi hoạt động thì đó là việc của các ông. Thế nhưng
vợ con tôi thì có liên can gì mà cũng bị quấy nhiễu đến hết nghề làm ăn, đến bỏ học. Tôi
không thể tưởng tượng được một chính phủ có thực lực, có uy quyền như chính phủ Pháp
mà đến phải can thiệp vào sự học hành của một đứa bé lên 9 tuổi. Có lẽ vì sợ nó âm mưu
đánh đổ chính phủ chăng…?”.
Báo ra, cẩm Lanèque gọi tác giả đến phân trần, nói sẽ cho Diễm đi học lại và đưa tiền.
Thấy Liệu chỉ nhận phần học của con, Lanèque vừa cười vừa kháy:
- Đây là của tư bản bóc lột người ta, vạ gì mà không lấy.
- Ừ - Liệu cũng cười tươi, - của bóc lột, nhưng tôi không muốn lấy nó từ tay ông.
Tưởng thế là xong. Nhưng mấy hôm sau, Lanèque cho biết chánh mật thám Đông
Dương Grandjean cũng quan tâm đến Liệu. Được thôi. Nhưng để tránh đòn phân hóa của
tên cáo già nổi tiếng, Liệu đòi mang theo một người bạn.
Cảm giác mới đầu về Grandjean là một ông già hiền hậu, hơi giống Arnoux độ ở Sài
Gòn. “Quái, sao nghề mật thám lắm người trông vẻ ngoài nhân từ thế không biết…”, Liệu
nghĩ. Grandjean đã vào chuyện rất thân ái, hỏi thăm gia cảnh, thông cảm với vợ con anh
đang túng thiếu, tỏ ý khâm phục công phu tự học của Liệu. Cái gì hắn cũng biết. Liệu hết sức
ngạc nhiên thấy trên bàn có tập hồ sơ, bên trong là xấp thư từ Côn Đảo gửi về.
- Anh say mê lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cũng phải. - Grandjean đi vào trọng tâm rất
“ngọt”. - Cộng sản là một chủ nghĩa nhân đạo, muốn cho ai cũng sung sướng, không còn áp
bức bóc lột. Nhưng loài người, cũng như vạn vật, phải ích kỷ, phải đấu tranh sinh tồn. Xã hội