Page 84 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 84

Cũng  trong  khi  nói  chuyện,  chúng  tôi  hỏi  thăm  đến  một  vài  danh  nhân  trong  nước

               đương bôn ba hải ngoại thì theo lời cụ nói, mỗi người đều có một “bệnh nặng”.    Chúng tôi
               đưa mắt nhìn nhau một cách hóm hỉnh và ghé tai nói thầm với nhau: “Còn cụ có mắc bệnh gì

               nặng không?”. Dẫu sao, trong câu chuyện của cụ Phan bấy giờ vẫn còn những điều làm cho

               chúng tôi thích thú, là mỗi khi cụ chửi Khải Định và Phạm Quỳnh. Có lần khâm sứ Pát-xki-ê từ
               Huế vào Sài Gòn có mời cụ Phan Văn Trưởng, chủ nhiệm báo L’ An nam lên hỏi chuyện. Cụ

               Phan Chu Trinh tỏ ý phàn nàn và nói với chúng tôi: Mình thì nó lại không mời lên để nói cho

               nó biết! Nói tóm lại, tác phong của cụ Phan Chu Trinh không làm cho một số thanh niên trong
               đó có tôi cảm lắm , mặc dầu vẫn tôn quý cụ.

                     (Hồi ký Trần Huy Liệu. NXB Khoa học xã hội, 1991)


                    Phan Bội Châu lại khác. Bậc tiền nhân tôn kính ấy không quá cực đoan, gân guốc. Có

               chủ kiến nhưng lắng nghe dịu dàng, cụ làm người tiếp chuyện cảm thấy tự tin, mạnh dạn
               giãi bày khúc mắc, để rồi được trao đổi, tỏ bày lại. Liệu chưa gặp Sào Nam mà đã nức nở với

               vế đối cụ điếu Tăng Bạt Hổ “… đã đánh bằng bút, đã đánh bằng lưỡi, đã đánh bằng óc, hầm
               hầm quyết đánh bằng kiếm, cờ hồng rực rỡ họ da vàng”. Từ hồi ở đảng Thanh niên rồi sang

               Việt Nam Quốc dân đảng, đến khi đi tù Côn Đảo, anh đã có những liên hệ khá mật thiết với

               cụ qua thư từ, những bạn bè, đồng chí…


                     Cuối năm 1928, Đảng bộ Việt Nam Quốc dân Đảng ở Nam Kỳ phân công tôi làm Kỳ bộ

               trưởng, tôi phái anh Tô Chấn     [iii]       ra gặp cụ Phan và mang theo một bức thư viết tay
                                                        )
                                              (
               của tôi. Lần này anh Chấn gặp cụ Phan trong một chiếc đò ở sông Hương. Theo lời anh Chấn
               thuật lại thì cụ có cảm tình với Việt Nam Quốc dân đảng hơn Việt Nam Thanh niên Cách mạng

               Đồng chí hội, mặc dầu cụ có người con rể là Vương Thúc Oánh, là một trong   những yếu nhân
               của Đảng Thanh niên hồi ấy. Cũng theo lời anh Chấn, lúc này ngoài món tiền trợ cấp của báo

               Tiếng dân mỗi tháng 5 đồng ra, cụ không còn nguồn sống nào khác. Hôm gặp anh Chấn, cụ bỏ

               một đồng bạc ra sai cậu Đệ (con thứ hai cụ) lên chợ Đông Ba mua rượu và lòng lợn về đánh
               chén. Cậu Đệ mua rồi, còn tiền thừa đưa lại cho cụ, cụ đếm từng xu rồi cất cẩn thận vào trong

               ví. Chúng tôi nghe chuyện rất cảm động và có đề ra việc quyên tiền giúp cụ, nhưng việc chưa

               làm xong thì những biên cố khác đã xảy ra phải ngừng lại. Thế rồi cho đến ngày bị bắt ở tù và
   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89