Page 82 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 82
- 10 -: HAI CỤ PHAN
Trong tâm trí những thanh niên yêu nước, Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh là những
tên tuổi thật đậm đà. Về mặt tư tưởng, các cụ thực tiễn, tiến bộ hơn hẳn những sĩ phu đồng
trang búi tóc củ hành chỉ biết tụng Thánh hiền, ghét Tây thì bài trừ luôn những tiến bộ của
thế giới. Dân trí đi trước hay độc lập đi trước, dựa vào Nhật cùng máu đỏ da vàng hay tự lực
bằng ý chí để đuổi thực dân… , đó là những điều quá rắc rối với những ai chỉ có bầu nhiệt
huyết sôi sục. Nhưng cái điều đưa cả trăm thanh niên ưu tú Đông du để học lấy kỹ nghệ tiên
tiến thì quá hấp dẫn. Ngoài đường đi nước bước, hai cụ còn đầy đức hy sinh và tinh thần
quật cường, chịu đựng lao tù thống khổ không sờn chí. Tài học, nhất là tác phong sống của
họ cũng là cái để lớp hậu sinh noi theo. Liệu rất thích “chi tiết” nhà ái quốc Phan Bội Châu
còn là một khách đa tình, được tổng đốc Thượng Hải nể phục, có lẽ vì có cái gì đó “giống”
anh.
Kính trọng khi ở xa xa. Nhưng lúc gần gụi lại không hẳn như thế. Những năm hai mươi,
viết chung một tờ báo, ở cùng nhà, hai anh bạn Trần Huy Liệu và Sông Hương (Bùi Công
Trừng) đã choảng nhau ê hề vì mỗi anh thích một cụ.
Chẳng hạn, Trừng khen:
- Anh đã nghe cụ Tây Hồ (Phan Chu Trinh) diễn thuyết chửa? Hai bài “Đạo đức luân lý
Đông Tây” và “Quân trị và dân trị” nghe mới sướng làm sao…
Thì Liệu bẻ lại:
- Anh thấy Đông Pháp thời báo đăng bài thơ cụ Sào Nam (Phan Bội Châu) tặng trạng sư
Bonard bán chạy thế nào không?
Trạng sư Bonard cãi cho Phan Bội Châu trước tòa đại hình Hà Nội, khiến Tây phải giảm
tội, đưa cụ về an trí ở Huế. Thời kỳ “ông già Bến Ngự” bắt đầu từ đấy. Hôm đăng bài thơ
trên, hơn vạn bản Đông Pháp thời báo bán hết veo, trẻ bán báo kiếm khối tiền nhờ cho
những người chậm chân thuê báo xem lại.
Hai ông trẻ nghèo tiền bạc mà giàu nhiệt huyết cứ cãi nhau vặt như thế. Trong thâm
tâm, Liệu biết Trừng không phải không thích cụ Phan Bội Châu, nhưng cả hai chung thần