Page 77 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 77
Lại còn thơ nữa chứ. Đúng niêm luật và vẫn hài hước, ý chí “ra gì”.
Liệu được ra nhà thuốc nằm, do anh Đàm, một y sĩ nhà binh Pháp, cùng chân tù coi sóc.
Nhờ mấy lá cao và thuốc lá, hai lỗ thủng trên đầu đầy thịt dần lên. Được một tuần, đang
ngồi, bỗng máu phọt thành vòi xuống đầy mặt. Đàm chạy vội đến nhưng không biết làm thế
nào cho nó cầm lại. Lần này Trần Huy Liệu chết thật rồi.
Đang trân trối chịu trận, ông bếp Ngọc chạy lại. Ông bảo thế là may. Hồi nấu ăn cho cụ
Đề Thám, ông đã thấy mấy nghĩa quân bị như vậy, rồi đều bình thường trở lại. Bằng không
ra, máu độc đọng lại trong đầu, đến trời rét nó sẽ hành cho đau đến chết thì thôi.
Ông bếp Ngọc nói đúng. Hai lỗ thủng hàn kín miệng, thành sẹo lớn trên đầu. Liệu nghĩ
ngợi, học hành vẫn sáng láng. Có điều chân sái không vào khớp được nữa, thành thử đi
“chấm phẩy” suốt đời.
NGƯỜI TÙ ĐA CẢM
Đời tù ở Côn Đảo đi đâu thì cũng vẫn trời nước bao quanh, vượt ra ngoài chút chút đã
mênh mông trùng dương đầy nguy hiểm. Bởi vậy, những chuyến tàu tiếp tế lương thực thực
phẩm, mang tù mới ra, chở tù mãn hạn về, cùng những cánh thư, sách báo kèm theo đều là
sự kiện lớn.
Đảo đã có dân, lập nhà thương, bưu điện, nhà thờ, vài trụ sở dân sự phục vụ bộ máy
quản lý. Tiệm buôn không có, trừ cửa hàng tạp hóa tối cần thiết của một người Hoa, có phép
của chúa đảo. Năm 1933, Liệu nhận tin tàu Sài Gòn ra mang theo lời thăm hỏi của bạn bè
trong đất. Người chuyển những lời nhắn quý báu ấy là Phạm Thị Hồng, cô hộ sinh người
Bắc, đến nhận công việc ngoài đảo với mẹ già và người em họ tên Phạm Thị Bách.
Tù chính trị “đời mới”, như đám Quốc dân đảng của Liệu hay Cộng sản của Ngô Gia Tự,
có khác với các cụ “đời cũ” thời Duy tân, vô khám, dù khám giữa trời nước, còn có thể nghĩ
đến ngày về. Họ không bị dập tắt ý chí, còn giữ nguyên lý tưởng về dân, về nước. Gặp chỗ
thích hợp, họ tìm cách gieo cái “mầm” ấy xuống. Phạm Thị Hồng chưa từng chính trị chính
em gì nhưng đã tình nguyện làm một cánh thư cho đám cách mạng, thời là người tốt, vậy