Page 73 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 73
- 9 -
CÚ NHẢY
Tết Tân Mùi 1931 không ngờ lại khá nhờn mép. Rượu, thịt, hoa không thể nói là ê hề,
nhưng những gì nuôi trồng được trong vườn, chuồng, đã tiềm tiệm lắm rồi. Tiết canh vịt,
tiết canh chó nhắm rượu nấu lấy ngay từ mồng một; đời tù còn có gì mà kiêng chứ. Rau tươi
thì tha hồ, do đất đai và công sức không thiếu. Về tinh thần, những buổi ca bài chòi, thi làm
vè câu đối, liên hoan văn nghệ rất sung túc. Sau tuần rượu thịt, không muốn ngủ trong
khám hầm hập hơi người, tù “vương vãi” ngoài bờ đá, bụi cây, có người ra tận mép sóng,
chả biết mơ mộng hay thổn thức. Hòn Cau rộng và thoáng lắm, sẵn tre gỗ đóng bè, nhưng
vượt biển về đất thì không dễ tí nào. Ngoài kia, ngoài xa ấy, có những dòng nước quẩn,
không phải sức máy đố đi tiếp. Vài chuyến xuất phát êm ả, hôm sau lại thấy quay về. Bởi vậy
lính coi ngục chả bao giờ lo tù trốn.
No cơm ấm cật mà không giậm giật chân tay thì cũng cuồng người. “Tòa soạn” “Hòn
Cau tuần báo” bèn xướng lên chuyến chơi xuân, mệnh danh là “Cuộc du lịch vòng quanh thế
giới”. Nó có nhiều ý nghĩa những đại loại từa tựa như trong đất, anh em sau khi vào cao lâu
Chợ Lớn thì kéo nhau xuống Xóm Lách làm chầu bài chòi.
Đích được nhắm là phía trái đảo, sau mỏm Bồ Đề, sườn núi dốc tụt ngay xuống biển.
Cái chỗ hiểm trở vô cùng ấy nhiều hang hốc không thể leo lên được, mà leo xuống cũng vô
phương. Mùa thu, chim yến từ phương Bắc xa xôi vượt cả vạn dặm biển về đây nhả dãi xây
tổ, đến lúc ấm áp lại bay đi cả đàn.
Tổ yến bằng lông và dãi, hình như có cả máu chim nữa, người mơ mộng trông xa bảo
như cánh hoa hồng dính vào vách đá.
“Đoàn du lịch” dù được miễn phí, được cả một tờ báo làm “quảng cáo”, rốt cục chỉ có
bốn tên ghi danh: Phạm Tuấn Tài, Đào Khắc Hưng, Hoàng Trác và Trần Huy Liệu. Mồng sáu