Page 71 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 71
Sang năm 1929 lại có dịp tập trung lớn, lớn chưa từng thấy, tòa Nam Kỳ cử đi bồi bổ
kiến thức.
“Khóa chuyên tu” dài những năm năm, “trường” biệt lập, không có vợ con eo xèo, đám
nặc nô đòi nợ, cũng chả lo viết báo kiếm sống. “Trường” Côn Đảo cách đất hàng trăm cây số,
Liệu được phân về “lớp” Hòn Cau còn hẻo lánh hơn, tha hồ tập trung.
Côn Đảo tuy xa nhưng không phải không có liên lạc Nhân vợ một mã tà về Sài Gòn, Liệu
nhắn Tý đang bán rau ở chợ Bến Thành gửi cho quyển từ điển Larousse. Thay cho những
mảnh báo tiếng Tây, anh có hẳn người bạn nhỏ dầy cộp, cầm nặng tay, có điều giấu giếm
khó. Một chương trình nghiêm ngặt được đề ra: mỗi ngày học 200 từ với đầy đủ nghĩa đen,
nghĩa bóng, nghĩa rộng. Gốc dừa, vườn chuối, bãi cát là vở, mẩu gạch, khúc que là bút, đâu
đâu cũng chi chít chữ viết. Trong một tháng, Liệu học được 6000 chữ. Nhịp độ “nhồi” sau đó
chậm lại vì cái đầu đã “đầy” dần. Hai năm ở Hòn Cau, vốn tiếng Pháp của anh tăng vùn vụt,
chỉ trừ sáu tháng nằm liệt vì chuyến rong chơi xuống hang yến.
Có lần bạn tù trêu, thách Liệu nhớ hết nghĩa của một từ rất hóc hiểm. “Lời giải” đâu ra
đấy làm anh em phục lăn, gọi anh là “tự vị sống”. Dường như chả biết sốt ruột, bí bức là gì,
“nhai” từ điển chán, Liệu tấn công sang sách, từ chính trị sang văn học.
Nghiền “Tội ác của Sylvestre Bonnard”, một tuyệt tác của Anatole France - đến mười
lần, anh điên cả người vì chưa cảm nhận được cái hay trong câu chữ.
Do cách học đặc biệt này ở “trường Côn Đảo” mà khi “tốt nghiệp” anh học trò đã đọc
hiểu thông, viết chưa thạo, còn nghe và nói không được chuẩn. Nhưng thế cũng đã đủ để
xông vào trường văn trận bút sôi nổi sau đó.
Cảnh tù ngục bí hãm sinh ra cho con người những phẩm chất tuyệt vời. Ông đồ non
nhất định phải học tiếng Tây và vẫn nhất định phải làm báo.
Là thư ký tòa soạn “Hòn Cau tuần báo”, Liệu góp bài với “Tiếng sóng bể”, “Bàn góp”,
những tờ báo viết tay độc nhất vô nhị trên thế giới. Đây cũng là thời kỳ manh nha nhà viết