Page 79 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 79

đại” của Alfred de Musset, thấy sao mà hợp với lòng mình vậy, đã xuất thần trong con chữ.

               Dễ hiểu là anh đã gặp sự đồng thanh tương ứng đến nhường nào từ “ngoài kia”.


                    Tuy vậy, có một ý nghĩ, có thể là khó hiểu với nhiều người, là anh muốn trì hoãn cái

               giây phút gặp mặt sau bao nhiêu cách lời lại, càng lâu càng tốt. Nặng lòng, cảm thấy không
               phải với người vợ trong đất quá chăng? Sợ rằng mình đang trong lao tù, được cả một tấm

               tình cảm nặng trĩu nó áp lực lên thì nặng quá, không “mang” nổi chăng? Tất cả đều có thể.

               Nhưng chắc chắn Liệu có cái quan niệm giữ lại những ấn tượng tốt đẹp đó, để ủ cho dậy
               men, thời hạnh phúc hơn, ấn tượng cũng bền hơn. Anh sợ cho cái đẹp mong manh sẽ tan

               biến lúc “mục sở thị” nhau, chẳng thà cứ để nó tồn tại trong tưởng tượng là hơn.


                    Thực tế sau này đã cho thấy cái chủ ý đánh “lừa mình” ấy của Liệu sáng suốt. Anh đã

               giữ được những cảm giác êm đềm, đẹp đẽ trong suốt những ngày lao tù, để rồi khi được
               sổng ra, cái hạnh phúc ở bên nhau bằng xương bằng thịt càng lớn.


                    Không nhiều, nhưng đã trên một lần họ có cơ hội thấy nhau. Liệu đã thả bàn tay ra

               không nắm nó lại. Một dịp lễ “Cát tó” - quốc khánh Pháp, đám quản giáo muốn tạo không khí

               nhẹ nhõm, cho phép tù chơi “văn hóa văn nghệ”. Chính trị phạm ở khám II diễn “Người biển
               lận”, hài kịch của Molière. Xem xong thì được ra sân chơi. Bên ngoài cánh cửa sắt là hàng

               quà bánh của vợ mã tà bán, có một người trông phong độ có vẻ là “Thần giết thời giờ”. Được

               anh em báo lại, Liệu ngần ngừ chả dám ra, rồi cũng đến lúc “bóng hồng” khuất. Nếu giả xưng
               làm con chiên để mỗi sáng chủ nhật được ra nhà thờ thời có cơ gặp nàng, Liệu cũng có thể

               nhưng lại chả làm. Hoặc khai có bệnh để ra nhà thương, nơi Hồng rất ân cần với tù chính trị.

               Thiếu gì cách để ra bệnh, ví như ngậm nước nóng trong mồm, phình má ra đoạn đấm vào
               mang tai, mặt sẽ sưng to ra, ửng đỏ như người mắc quai bị. Quai bị là bệnh lây, nguy hiểm

               rồi, thầy thuốc cho ra nhà thương, cách ly luôn.


                    Liệu chả làm theo những cách ấy. Con người tranh đấu trong ông, đối diện với một tâm

               hồn non tơ đầy trắc ẩn và nhạy cảm đã nhường chỗ cho chàng thi nhân lãng mạn. Liệu sợ

               thực tế phũ phàng, rồi lại thất vọng như Mị Nương gặp Trương Chi chăng? Hoặc giả người
   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84