Page 83 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 83
tượng nó buồn cười thế nào. Nhằm ngày Khải Định vừa làm lễ mừng thọ tứ tuần và sang
Pháp, Trừng và Liệu đều khoái trá với lá thư cụ Tây Hồ hạch bảy tội đáng chém của vua bù
nhìn.
- Có thế chứ. Chúng mình là loại thanh niên đầu trò phải đến thăm cụ mới được. -
Trừng nói. - Biết đâu lại được mấy chữ…
Hai anh em sửa bộ tươm tất, đến phố Pèllenn gõ cửa nhà ông Huỳnh Đình Điển. Người
yết kiến cụ Tây Hồ đông quá, ra vào như mắc cửi. Sau khi giới thiệu tên tuổi, nghề nghiệp,
địa vị, ai cũng nghe cụ khảo: “Anh đã đọc Dân ước của Lư Thoa [i] chưa?”.
)
(
- Thưa cụ, rồi ạ.
- Thế còn Vạn pháp tinh lý, của Mạnh Đức Tư Cưu [ii] ấy?
(
)
- Cũng rồi ạ.
- Anh Ninh anh ấy cũng đọc rồi đấy.
Nguyễn An Ninh đi từ Pháp về cùng chuyến tàu thủy với cụ Tây Hồ, và cũng được bạn
thanh niên ưa thích. Nhưng Ninh chưa phải một thần tượng, nói thế nghe lãng xẹt thế nào.
Cụ lại mắc bệnh chỉ nói chứ không thích nghe. Ai đấy muốn dứt mạch để hỏi sâu về một chỗ
nào, cụ tỏ ý không vừa lòng.
Nhược bằng muốn cãi lại, thì: “Tôi không nhờ anh được cái gì cả?”. Câu ấy đã vài người
“được nghe”, quen tai đến nỗi một hôm choảng nhau vặt, Liệu đem ra đối đáp lại Trừng, hai
ông trẻ ôm bụng mà cười. Tuy thế họ đều thích thú khi nghe cụ chửi Khải Định và đám trí
thức đã quan liêu hóa.
Thế rồi, sau khi qua mấy câu vấn đáp kể trên như một “công thức”, chúng tôi chỉ còn
được kính cẩn ngồi nghe hàng giờ những điều giảng dạy của cụ về dân trí, dân quyền, dân
đức và chấn hưng thực nghiệp… Thật ra, nhũng câu này nếu chúng tôi được nghe cách đây
non vài mươi năm thì chắc là thú vị đấy! Nhưng chuyện mà chúng tôi muôn nghe lúc này thì
lại là những chuyện thế giới sau cách mạng Tháng Mười, phong trào đấu tranh của công
nhân Pháp, phong trào cách mạng đương lên ở Trung Quốc. Đã vậy, cụ cứ nói liên miên,
không để chúng tôi có thì giờ tham gia ý kiên.