Page 85 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 85

bị đày ra Côn Đảo, tôi vẫn chưa có dịp gặp cụ Phan Sào Nam mặc dầu đã có thư tù đi lại. (Hồi

               ký Trần Huy Liệu 1991, NXB Khoa học xã hội)


                    Mãn hạn tù Côn Đảo năm 1934, Liệu về quê rồi lên Hà Nội viết báo. Nhân có hội chợ ở

               Huế, anh vào đất Đế Đô trú ở Hương Giang thư quán của Hải Triều. Chơi sông Hương nghe
               hò mái nhì, thăm lăng tẩm, anh đều háo hức. Tất nhiên thế nào cũng phải đến ông già Bến

               Ngự.


                    Vừa nghe xưng tên, cụ Sào Nam ôm chầm lấy anh, mừng rỡ giới thiệu với mọi người

               trong “nhà”.


                    “Nhà” có ai, toàn tù chính trị thất cơ giạt về, ngày ngày xay xay giã giã làm hàng xáo,

               kiếm đủ sống rất khó. Như cụ Phan, với sáu đồng trợ cấp mỗi tháng của báo Tiếng dân  thì
               chả còn khoản nào, đãi khách phải tằn tiện lắm. Dầu vậy “nhà” rất vui, như mái ấm của một

               gia đình, với ông chủ hiền từ, không quá quắc thước, xét nét. Nhưng Liệu cũng thấy cụ nhìn
               người quá đôn hậu. Lại có dịp để so sánh với Phan Chu Trình.



                     Đêm đến, không khí lắng lại sau cuộc rượu tay đôi, có thêm cụ Mai Lão Bạng. Biết Liệu
               đã chuyển sang lập trường cộng sản, cụ Phan cũng “mừng”, và chuyển đề tài sang chủ nghĩa

               xã hội.

                     Cũng khác với   những lần tiếp chuyện cụ Phan Chu Trinh, tôi được phát biểu tự do, cởi
               mở. Cụ cũng nói chuyện chậm rãi, thân mật! Qua câu chuyện, tôi thấy cụ Phan vẫn đứng trên

               lập trường dân tộc chủ nghĩa không hơn không kém: Có điều là trong nhận xét người và việc,

               cụ tỏ ra dễ dãi hời hợt quá. Theo cụ thì hầu hết ai cũng tốt cả, cũng yêu nước, cả đến bọn Bùi
               Quang Chiêu ở trong Nam lúc ấy đã ra mặt phản động rồi, cụ cũng chưa thấy hết cái xấu xa

               của nó. Tôi nhớ lại những tranh ảnh treo dán ở nhà cụ hồi ấy còn có cả những bức họa của tờ

               báo Tribune Indochinoise (Diễn đàn Đông Dương) năm trước của bọn Lập hiến Nam Kỳ đả
               kích Lê Quang Trinh. Tôi cũng không lạ gì sau này có lúc cụ nghe tên Phạm Tá viết bài khen

               thằng Chatel thống sử Bắc Kỳ. Chúng tôi hỏi cụ thì cụ nói:

                     “Tôi có biết gì đâu! Nghe Phạm Tá nói tốt, thì tôi “cũng tưởng là nó tốt thật”. Nói tóm lại,
               cụ nhìn người xét việc không sắc   lắm nên dễ bị lừa bịp. Đến đây tôi lại thấy cụ Phan Tây Hồ,
   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90