Page 163 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 163

đàng riêng cũng như chung. Sau này, mãi năm 1993, Pelley Patricia Marie, nghiên cứu sinh

               đại học Cornell, Mỹ, khi làm luận án “Sách báo cách mạng: Lịch sử hiện đại sau thuộc địa ở
               Việt Nam” đã rất quan tâm đến sự ra đời của cơ quan nghiên cứu khoa học xã hội đầu tiên

               này. Những câu hỏi Pelley đặt ra là “Kháng chiến gian khổ vậy, sao ra được các tập san?”,

               “Các tác giả, nhà nghiên cứu đã sống ở đâu?” “In ấn thế nào, số lượng ấn bản, cách tiêu thụ,
               ai đọc chúng, nói chung ảnh hưởng ra sao?”…



                    Khởi động từ năm 1953, nhưng thật ra Liệu đã nung nấu một Quốc Sử quán” từ những
               ngày “cầm” Bộ Thông tin - Tuyên truyền 1946. Lăn vào những cuộc cổ động, diễn thuyết bất

               tận, con người chả bao giờ thích hợp với vị trí làm một thành viên của “bộ máy” cứ mong
               ước được ngồi yên đọc sách, chiêm nghiệm về quá khứ, viết những chuyện trong đầu ra. Kể

               ra cuốn “Sơ thảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam” đã thỏa mãn phần nào tâm sự ấy của

               ông, nhưng chỉ là một thử nghiệm, việc làm thêm ngoài nhiệm vụ.


                    Giờ thì Liệu được ăn bổng để làm việc ấy, tuy không hẳn đã chuyên biệt. Kể cả lương ở
               Thường trực Quốc hội, ông được hưởng sinh hoạt phí khoảng 70 cân gạo, trong khi người

               khác lĩnh từ 35 đến 40 cân. Chừng nấy nuôi một gia đình không đủ, nhưng Tý rất có tài tăng

               gia, và Sửu được khoản tô tức của tá điền trong ấp, trước khi Cải cách ruộng đất tràn đến.


                    Trong lòng kháng chiến, vẫn có những hoạt động trước thuật. Ngoài những cuốn sử

               Đảng, sử kháng chiến, Bộ Quốc gia Giáo dục có Ban Sử học trong Vụ Văn học Nghệ thuật.
               Nằm trong khu Bốn, Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Trần Văn Giàu, vừa viết sách vừa giảng

               dạy. Việc “tường thuật, cắt nghĩa” quá khứ theo quan điểm mác-xít đã hình thành dần dần

               qua các tác phẩm. Nhưng phải có một cơ quan chuyên biệt, chính thống của đất nước, kiếu
               như Quốc Sử viện của giám tu Lê Văn Hưu đời Trần. Sang triều sau, chả phải Lê Thánh Tông

               đã “sai sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn Đại Việt sử ký toàn thư” đó sao.


                    “Sử để chép việc, mà việc hay hay dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”. Phan Huy

               Chú tính vậy trong Lịch triều hiến chương loại chí. Liệu đã không còn tham chính, nhưng

               vẫn rất có thể tác động vào đương thời - trước hết là làm cách mạng - bădng chữ nghĩa
               được chứ, dù rằng tác động gián tiếp, xa xôi thôi.
   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168