Page 165 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 165

Ban Sừ - Địa - Văn ra đời, họ vô cùng phấn khởi vì coi như đã có một ngôi nhà chung, có

               chỗ để gửi tác phẩm hằng dày công mài miệt tới. Và tên tuổi người đứng đầu cái cơ quan đó
               chả phải xa lạ với họ. Từ Khu học xá Trung ương bên Nam Ninh, Trung Quốc, các bài nghiên

               cứu viết dưới ánh sáng đèn điện cũng được gửi về.


                    Cơ quan toàn ông già, Liệu nghĩ đến những người trẻ tuổi hơn để làm nguồn cho giai

               đoạn sau. Lần đầu gặp Văn Tạo, do một chỗ khác giới thiệu, ông đưa chàng thanh niên một

               bản tin tiếng Pháp, một đoạn văn bạch thoại để dịch thử. Rồi bảo “phải học thêm bạch thoại
               đi, công việc không phải chỉ toàn chữ nho đâu”. Cái câu lớp người sau luôn luôn được “dạy

               bảo” là “ có sử đã rồi mới thành dân tộc được ”.
                    Sự sống học thuật đầu tiên thể hiện ở hai số Tập san tử Địa Văn  , sang số 3 đổi thành

               Tập san Văn  Sử Địa  . Sau ngày “khai sinh”, do neo người làm trực tiếp, phần nghiên cứu

               Văn học có thể nói là khá mỏng, còn mảng Địa lý chủ yếu kết hợp với bên giáo dục làm sách
               giáo khoa cho các trường phổ thông. Từ Tân Trào sang nhà in Tiến bộ ở Ghềnh Quýt để

               chạy in tập san phải qua sông Phó Đáy và 24 đoạn suối. May là cơ quan đã có thanh niên lo
               việc này. Và cũng may cho họ là có xe đạp để đi, cứ thế vác qua sông suối, cốt sao bản thảo

               khỏi ướt. Không được vào khu vực nhà in đóng, họ phải ở lại lán trạm giữa rừng, chờ có bản

               in thử để sửa, ngày xơi hai lon gạo, hai quả trứng vịt.
                    Tập hợp tư liệu, lập thư viện là một công việc phải làm gấp rút, có khi còn cần gấp rút

               hơn viết lách. Chiến tranh đang từng ngày, thời cuộc chạy thoăn thoắt, sách vở, các giá trị

               vĩnh cửu có thể tiêu tan bất cứ lúc nào. Đầu năm 1954, số sách báo Trần Văn Giàu, Đào Duy
               Anh tập hợp được, tự nguyện cho Ban được chuyển từ khu Bốn ra. Văn tự thu được từ các

               gia đình địa chủ bị đấu tố trong cuộc Cải cách ruộng đất thí điểm ở 48 xã thuộc Đại Từ, Đồng

               Hỷ (Thái Nguyên), Liệu phái Văn Tạo đi lấy về.
                    Một nhiệm vụ tự nhiên “phát sinh” trước các nhà nghiên cứu mới chân ướt chân ráo, là

               tăng gia sản xuất. Ngoài số gạo tiêu chuẩn, rau xanh phải trồng lấy, chất tươi thì nhà bếp

               mua lợn choai về vỗ lên. Hôm nào mổ lợn cứ như có Tết. Được ăn lòng, tiết canh, người
               ngợm tươi lên, yêu đời hẳn. Mắm muối tháng một lần nhà bếp ra chợ Văn Lãng mua. Thỉnh

               thoảng bên đình Hồng Thái có văn công, chiếu phim, “quân ta” lại kéo sang xem ké, vui như

               hội.  Bên  những  nếp  áo  chàm  Tày  Nùng,  những  gương  mặt  xinh  tươi  của  dân  văn  nghệ,
               tuyên huấn, dáng vóc của “cánh” Sử Địa Văn có vẻ già trước tuổi, đăm chiêu hơn. Trong bối
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170