Page 164 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 164

Từ nay ta lại là người có ích, được tổ chức cần. Ta thỏa mãn sở nguyện, sở học, và lại có
               bổng lộc cho vợ con. Cái tâm thể đó khiến Liệu hăng hái xây nền móng đầu tiên cho “ngôi

               nhà” sau này ngày càng đồ sộ.


                    Ban Trù bị cho “Quốc Sử quán” gồm Liệu, Minh Tranh, Tôn Quang Phiệt. Tuy đứng đầu,

               nhưng Liệu phải dựa vào bộ máy Ban Biên ủy nhà xuất bản Sự thật của Minh Tranh, nơi có

               cán bộ nghiên cứu, tài liệu, in. Dự thảo quyết định thành lập trình lên trên, điều 4, phần
               nhân  sự  ghi  “… gồm có: các đồng chí Trần Huy Liệu, Minh Tranh, Tôn Quang Phiệt, Hoài

               Thanh và Trần Đức Thảo, Vũ Ngọc Phan (người ngoài Đảng). Đồng chí Trần Huy Liệu là thư
               ký của Ban  . Với nét chữ rất chân phương, dễ đọc, Tổng Bí thư Trường Chinh chữa: “ và hai

               người ngoài Đảng là các bạn Trần Đức Thảo, Vũ Ngọc Phan”; “Đồng chí Trần Huy Liệu làm

               Trưởng ban”.


                    Cái ban mới nghiên cứu Sử, Địa, Văn, gọi là “Quốc Sử quán” thật ra không đúng tí nào.
               “Sử” được tôn lên đầu vì những người làm đề án, thành viên sáng lập hầu như chỉ toàn anh

               làm sử. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh tuy có tên nhưng làm việc chính bên văn nghệ. Đề

               án thành lập của Ban Trù bị ghi: “Nên có một tổ chức gồm các ngành Văn học, nhưng với khả
               năng hiện có, hãy tập trung vào ngành Sử học để có thể bát tay ngay vào mấy việc cần thiết” .

               Là một cơ quan thuộc Trung ương Đảng, thì ai ngoài Đảng, ai trong phân ra khá rõ, chi bộ

               sinh hoạt chung với bên Sự thật. Tổ Lịch sử đông nhất, 7 người, gồm Phiệt, Tranh, Thảo,
               Liệu, ông Phạm Trọng Điềm chuyên dịch Hán Nôm, hai lính trẻ Văn Tạo, Nguyễn Công Bình.

               Tất nhiên phải có người đánh máy và người làm thư viện, tư liệu. Có từng nấy “mống” mà

               đủ cả các “ngành” khảo cổ, dân tộc, thế giới, Hán Nôm…, gần gần được như các viện thuộc
               “Bộ” Khoa học xã hội bây giờ. Làm được vậy vì các trí thức đang nghiên cứu Sử, Địa, Văn

               ngay trong kháng chiến đâu có ít. Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh, Nguyễn Đổng Chi trong khu

               Bốn. Trần Thanh Mại, Ngô Quân Miện, Văn Tân, Trần Văn Giáp, Nguyễn Lương Bích, Đinh
               Gia Khánh… ở miền Bắc. Đâu đó trong các khu rừng, nhà dân, hàng ngày chạy ăn, chạy máy

               bay, họ vẫn đọc, viết .
   159   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169