Page 162 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 162

Liên Xô “Hạnh phúc Cri-mê”, phim Trung Quốc “Người lính biên cương”. Phần Liệu, tuy chả

               cưới xin gì, tâm tính cũng phải chộn rộn. Buổi trưa, ông vừa đề đạt với Hoàng Quốc Việt một
               nguyện vọng về công việc trong giai đoạn tới.



                    Chừng một năm sau, có mấy thanh niên lên rừng đẵn nứa vác về dựng căn lán ở Sơn
               Dương, Tuyên Quang, cách cây đa Tân Trào nửa cây số đường chim bay. Bên những cột tre,

               vách nứa lỏng chỏng mấy bồ sách chữ nho, chữ Pháp. Đấy là tài sản đầu tiên của cơ quan

               tiền thân cho Viện Khoa học xã hội ngày nay. Ban Nghiên cứu Sử - Địa - Văn thành lập ngày
               2-12-1953 trực thuộc Trung ương Đảng, là kết quả của nhiều nhu cầu, cố gắng, trong đó có

               phần rất nhỏ là những ngày chỉnh Đảng khắc nghiệt của Trần Huy Liệu.


                    “Quốc sử Quán” Đầu năm 1954, Liệu thấy mình trở nên dềnh dàng. Có hai “dinh” hai

               bên dãy Tam Đảo, Tý ở Đại Từ còn Sửu đằng Lập Thạch. Phần nhiệm sở, đã có cơ quan
               Thường trực Quốc hội, giờ thêm “anh” Sử - Địa - Văn. Ngôi nhà của “Quốc Sử quán” đầu tiên

               của “vương triều cộng hòa” lợp lá, thưng nứa, có hai gian ngăn làm bốn “phòng”. Liệu chiếm
               một chỗ, rồi đến văn thư, nơi làm việc của cán bộ. Và phòng Trần Đức Thảo, ông trí thức

               khét tiếng vì cuộc tranh luận với nhà văn - triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre từ Pháp trở

               về. Trước đó, Thảo ở bên văn phòng Tổng Bí thư, vừa dịch “Đề cương văn hóa Việt Nam”
               của Trường Chinh sang tiếng Pháp.



                    Dường như là “lắp ghép” vị tiến sĩ triết này vào đâu cũng là việc khó đối với trên, ngay
               cả khi hòa bình, quyền lực đã hoàn toàn về tay những người làm cách mạng. Trở về đất

               nước rất đỗi mến thương, Thảo trở nên một “mảnh” riêng, cô độc, dù sau này đứng trên

               giảng đường đại học hay làm cán bộ nghiên cứu ăn phiếu thực phẩm loại êng êng.
                    Bản tổng kiểm thảo trong cuộc chỉnh Đảng cuối năm 1952 cho Trung ương thấy “tâm

               bệnh” của Liệu trọng đến mức nào. Sự xa cách, mức kỷ luật - không “án”, một nhiệm vụ

               không thể nói là không có tác dụng nhưng chẳng thích hợp với Liệu… , là những nguyên
               nhân dẫn đến mất cán bộ như chơi.



                    Mà Liệu lại nổi tiếng, để ông tự sát, nhỡ ra… Khi “đương sự” đã thành thực bộc lộ, đề
               đạt nguyện vọng về một sự nghiệp mà trên cũng cần, thì tốt nhất là đáp ứng nó, được cả
   157   158   159   160   161   162   163   164   165   166   167