Page 137 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 137
Xe ra khỏi điện Kiến Trung, khi đầu óc đã rảnh rỗi, Liệu mới có thì giờ quan sát. Nhiều
ô cửa nửa mở nửa đóng, những cái đầu bịt khăn đen lấp ló nhìn theo họ.
Ngày 30-8, năm vạn dân Huế tậ p trung trước Ngọ Môn. Cờ đỏ sao vàng cắm san sát
dọc sông Hương. Ngồi trên xe tiến vào Ngọ Môn, Liệu nghĩ cái chỗ này ngày nào chỉ “sứ
Thiên Triều” mới qua được, rồi thống tướng De Courcy gây chuyện đòi Tôn Thất Thuyết mở
cửa cho y vào.
Bảo Đại mặc hoàng bào, quần trắng, chít khăn vàng, chân đi giày dừa thêu rồng chờ
phái đoàn ở lầu Ngũ Phụng. Sau vài lời xã giao, “đương triều” và “tân triều” ra mắt quốc dân.
Trần Huy Liệu thay mặt đoàn thông báo cho đồng bào biết Chính phủ Lâm thời sẽ ra mắt tại
Hà Nội ngày 2 tháng 9. Tuyên ngôn Độc lập do cụ Hồ Chí Minh đọc.
Rồi đứng sang một bên nghe đọc Chiếu Thoái vị.
Dưới kia là biển người. Cần phải đọc trịnh trọng, nhất là giữ thái độ đàng hoàng, dù
mình là kẻ yếu, thua trong cuộc cờ này. Xác định vậy, nhưng Bảo Đại vẫn quá xúc động. Loa
phóng thanh phát không rõ điều ông nói, có thể vì đấng quân vương ít nói tiếng Việt, nhất là
trước đám đông. Đám đông, dù sao cũng hiểu quyền lực đang được chuyển sang tay “tân
triều”. Về việc riêng, Bảo Đại nêu hai yêu cầu chính yếu nhất, dưới dạng ôn hòa như một
“mong muốn”:
1. Đối với tôn miếu và lăng tẩm của Liệt thánh, chính phủ mới xử trí thế nào cho có sự
thể.
2. Đối với các đảng phái đã từng phấn đấu cho nền độc lập quốc gia nhưng không đi sát
phong trào dân chúng, chính phủ sẽ lấy sự ôn hòa xử trí để những phần tử ấy cũng có thể
giúp vào sự kiến thiết quốc gia và tỏ rằng chính phủ Dân chủ Cộng hòa nước ta đã xây đắp
trên sự đoàn kết của toàn thể quốc dân.
Những câu cuối cùng của bản Chiếu rất hùng hồn: Trẫm ưng làm dân một nước độc lập
còn hơn làm vua một nước nô lệ, quyết không để cho ai lợi dụng danh nghĩa của Trẫm hay
của hoàng gia để lung lạc quốc dân.