Page 136 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 136

cỏn con còn lại cho ta. Danh từ xưng hô không quan trọng lắm, cứ gọi “ông “ theo giao thiệp

               thông thường, bên kia xưng gì thì xưng. Mà chắc gì Bảo Đại đã dám xưng “trẫm” với những
               người nắm vận mệnh mình.



                     Chiều hôm ấy, trước khi vào điện Kiến Trung, tôi tưởng tượng là sẽ được thấy   những
               nhộn nhịp, hỗn tạp của một cảnh cuối cùng đương tan rã, sẽ thấy những bộ mặt ngơ ngáo của

               những hoàng thân quốc thích, những công nhân viên và cả vợ Bảo Đại là Nam Phương hoàng

               hậu. Thế nhưng, cảnh trước mắt đã khác trí tưởng tượng của tôi. Xe phái đoàn đã đậu ở cửa
               điện Kiến Trung, chúng tôi vẫn không thấy rộn lên cái gì ngoài hai người ra cửa đón là Bảo

               Đại va ông Phạm Khắc Hòe. Bảo Đại hôm ấy mặc chiếc áo dài màu lam, quần lụa, đầu trần.
               Trên bộ mặt nục nạc vô tri vô giác của hắn không lộ một vẻ nào khác. Câu đầu tiên mà hắn

               đón chào chúng tôi đã giải quyết xong một việc xưng hô giữa chúng tôi và hắn, là hắn gọi

               chúng tôi bằng “ông “ và xưng “tôi”. Trong phòng khách, ngoài Bảo Đại và ông Phạm Khắc
               Hòe ngồi tiếp chúng tôi thì chỉ có mấy người lính “khố vàng ” hầu hạ trà nước. Mới đầu tôi hỏi

               Bảo Đại về mấy điều kiện mà phía phái đoàn đề ra có ý kiến gì không, hắn xin tuân theo cả.
               Sau mấy câu trao đổi ngắn gọn trong bầu không khí yên lặng, chúng tôi không biết nói gì

               thêm.  Đối  tượng  của  chúng  tôi  lúc  ấy  là  Bảo  Đại  lại  càng  không  biết  nói  gì.  Tôi  liền  gợi

               chuyện: “Những ngày ông làm vua là những ngày nước ta bị mất nước, hết Pháp, đền Nhật,
               chắc ông cũng chẳng sung sướng gì, hơn nữa, chắc cũng nhiều cái khổ tâm?”. Hắn chậm rãi

               trả lời: “Vâng chúng tôi cũng có nhiều cái khổ tâm”. Thế rồi câu chuyện lại rơi vào chỗ yên

               lặng.
                     (Hồi ký Trần Huy Liệu. NXB Khoa học xã hội. 1991)



                    Tới khi về, phái đoàn lại có hai việc phải giải quyết. Như đã định, trong buổi lễ, cờ quẻ
               ly vẫn treo trên kỳ đài, khi có tràng đại bác nổ thì hạ xuống, cho cờ đỏ sao vàng lên. Nhưng

               cờ đỏ sao vàng đã ngự trên đó từ hôm 23 tháng 8, không lẽ giờ lại hạ xuống… Liệu bảo sẽ ra

               lệnh cho địa phương để ban tổ chức được làm. Việc thứ hai, lại ông Hòe nhắc, trong tháng
               này, tức tháng 8-1945, ngài Ngự và ông đều chưa được lĩnh lương. Liệu lại hứa sẽ lưu ý, giải

               quyết không khó khăn lắm.
   131   132   133   134   135   136   137   138   139   140   141