Page 140 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 140
- 17 -: ĐA MANG NÊN PHẢI ĐÈO BÒNG
Liệu không bao giờ đơn giản hóa được sự đời. Không bao giờ. Trong ông, ngoài con
người cách mạng cứng rắn còn là nhà sử học luôn luôn muốn hình dung các sự kiện, vận
động đúng như hình hài của nó. Cuộc sống tình cảm sôi nổi, tâm hồn nhạy cảm của thi sĩ lại
không buông tha ông khỏi những rung động thật tinh tế trước cái đẹp, sự đồng cảm. Về mọi
phương diện, ông lại quá tràn trề, những hạnh phúc lớn cũng như tai ương, phiền muộn cứ
thế mà kéo đến.
Xấu người, nhỏ bé, có đôi mắt ướt chèm chẹp do giữ gìn không tốt từ nhỏ, Liệu lại hết
sức đa tình. Lấy vợ sớm, có con từ thuở trước hai mươi, ông có những mâu thuẫn để đa
mang cả đời. Một mặt, là bà Tý khỏe mạnh, tần tảo, đã nuôi cả sáu con những lúc ông đi biệt.
Một trong những đứa con ấy là kết quả cuộc bà đi thăm ông đang ở trại tù Bá Vân. Mặt khác,
lại là những phụ nữ luôn thấy ở ông sự tri ngộ, cảm phục tài năng, nhân cách. Liệu biết ơn
vợ, yêu quý cuộc sống gia đình, nhưng lại không ngừng rung động. Đến nỗi, trong cuộc hành
quân khổ ải lên nhà tù Sơn La, gặp cô gái Thái giữa đường, ông cũng bật lên:
Ai đưa mình đến châu Yên
Hoa rừng một đóa càng nhìn càng tươi…
Để rồi
Gặp nhau chẳng hỏi chẳng chào
Xa nhau cũng thấy nao nao trong lòng
Cô gái Thái ấy có nhiều tư cách nàng thơ, chỉ là thoáng qua. Còn bây giờ là năm 1946,
ông Bộ trưởng Thông tin - Tuyên truyền lại vương vào một đam mê mới. Nó đẩy ông vào
cuộc phiêu lưu sung sướng và đau khổ đều tột cùng. Không phải chỉ là chuyện tình cảm
thuần túy, nó “lập nên” cả một gia đình riêng, với những đứa con muộn.
Nền Dân chủ Cộng hòa thành lập không lâu thì Quốc dân đảng - đang cầm quyền ở
Trung Quốc - cử quân đội vào giải giáp vũ khí Nhật ở miền Bắc Việt Nam. Cùng có chân
trong chính phủ mới, Việt Quốc, Việt Cách lại “quậy” mạnh, chống đối lực lượng Việt Minh