Page 145 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 145
Cuối năm 1947, Sửu sinh con gái Trần Nguyệt Quang, đứa con sinh ra trong kháng
chiến sài đẹn, ghẻ lở đã lớn lên ăm ắp tình mẹ nhưng đầy những khắc khoải, day dứt của
người cha.
NĂM 1946: ÔNG “Tả KHUYNH”
Cuộc cách mạng nổ ra vào tháng Tám năm 1945 đã thắng lợi mà không phải đổ nhiều
máu. Dân chúng, trải qua ngót trăm năm nô lệ và nạn đói khủng khiếp đã căm thù ngoại
bang - dù là Pháp hay Nhật - đến cực điểm, chỉ cần một “mồi lửa” là cháy bùng lên. Đó là
nguyên nhân sâu xa. Còn trực tiếp, thì đạo quân Quan Đông vỡ trận ở Mãn Châu Lý trước
Hồng quân Xô viết, Nhật đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Trục phát xít đi đời.
Trong nước, chính phủ Trần Trọng Kim bối rối, không điều khiển được sự tình. Quân
Nhật gần như tê liệt, Pháp rục rịch trở lại. Ở lán Nà Lừa trong rừng sâu Tuyên Quang, qua
radio, Hồ Chí Minh, giữa những cơn sốt ác tính, nhận ra đây là thời cơ có một. Cướp chính
quyền nhanh, không thì thời điểm thuận lợi qua đi, lực lượng dù còn mỏng cũng phải tiến
hành.
Đội quân cách mạng từ Tuyên Quang tiến về Thái Nguyên. Lấy chính quyền quá dễ.
Thực chất là nhiều nơi chả có chính quyền nào cả. Họ tiến luôn về Thủ đô. Được cái là Mặt
trận Việt Minh, tổ chức từ rất lâu, đã có cội rễ trong dân chúng, tập hợp được tất cả, từ anh
dân cày đến người hào chủ. Việt Minh là lực lượng lớn nhất, ra lời kêu gọi là dân nhất tề
hưởng ứng.
Ngày 19-8-1945, Bắc Bộ Phủ về tay Việt Minh. 2-9-1945, Chính phủ mới ra mắt ở
quảng trường Ba Đình. Dân chúng, kể cả hoàng gia, mừng rỡ biết Hồ Chí Minh chính là
Nguyễn Ái Quốc. Trong thành phần “tân triều”, ngoài Việt Minh còn có các đại diện đảng
phái khác như Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Cách mạng đảng. Sự phân chia quyền lực
là không thể tránh khỏi, dù người Cộng sản chiếm ưu thế khi nắm Việt Minh.