Page 148 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 148

phải nghe ta tuyên bố giải tán mà chúng tin ngay. Bọn gián điệp Mỹ vẫn luôn luôn vạch rõ

               sự tồn tại của Đảng ta. Lời tuyên bố của ta càng làm tăng thêm sự nghi ngờ của chúng và cái
               dã tâm muốn bóp chết Đảng ta, bóp chết nền độc lập mới mẻ của ta quyết không vì thế mà

               gác lại. Về phương diện trong nước, thì, bọn phản động Đại Việt Quốc Dân Đảng càng thừa

               biết sự tồn tại của Đảng ta. Bọn địa chủ tư sản hay công giáo nếu sợ cộng sản thì cũng không
               phải thấy nói Đảng giải tán mà hết sợ vì trước mặt họ, người cộng sản vẫn là người cộng

               sản. Vì vậy tiếng tuyên bố giải tán Đảng phát ra tiếng vang rất ít.


                    Tôi băn khoăn hỏi Bác thì Bác nói: người đi trên chiếc thuyền tròng trành muốn đắm

               nếu cần phải vứt cả hành lý đi thì cũng cứ vứt! Câu ví dụ này không đem lại cho tôi một kiên
               giải thỏa mãn. Vì sự thực đã cho thấy rằng: chiếc thuyền tròng trành không phải chỉ vì hành

               lý, mà chính vì người. Nên, sau khi vứt hành lý rồi, con thuyền vẫn tròng trành như trước.

               Có chăng, trong một lúc hoảng sợ, người ta vứt hành lý xuống rồi lại phải mất công mò lên
               thôi. (Dự thảo bản tổng kiểm thảo tại đợt chỉnh huấn cán bộ, chiến khu cuối năm 1952 - đầu

               năm 1953, viết tắt là DT TKT)


                    Đây là nhận thức Trần Huy Liệu bảo lưu rất “kỹ”. Năm 1951, tại Đại hội II, Đảng Cộng

               sản ra công khai trở lại với tên Đảng Lao động, ông lại phát biểu, đặt vấn đề rằng “nếu ngày
               ấy ta không tuyên bố giải tán thì nay đã chẳng phải ra công khai trở lại”. Đại hội im phăng

               phắc, chỉ có Bùi Công Trùng đứng thót lên vỗ tay  (nhật ký).


                    Một điều nữa, chả phải chỉ mình Liệu, mà nhiều người khó “thông” với lãnh tụ hồi đó là

               Hiệp định Sơ bộ ký ngày 6-3-1946. Tại sao đã giành được chính quyền mà Cụ Hồ còn ký

               nhận ta làm một quốc gia có chủ quyền nằm trong Liên hiệp Pháp, chả ra hèn kém lắm sao?
               Mất xương máu, cố công tranh đấu mãi mới làm chủ được đất nước, làm thế là một bước lùi

               chứ! Đã không tán thành Hiệp định thì cái Tạm ước ký hôm 14-9-1946, chuyến đi của Hồ

               Chí Minh sang Fontainebleau và hội nghị Đà Lạt cũng chỉ là “tiêu cực”.


                    Khác hẳn một hình ảnh ôn hòa, điềm đạm, từng trải của Hồ Chí Minh, ông Bộ trưởng

               Thông tin Tuyên truyền Trần Huy Liệu cứ sồn sồn như lửa.
   143   144   145   146   147   148   149   150   151   152   153