Page 144 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 144

hàng bà, những bà phán ông tham, mấy cô em nhí nhảnh, rất khó để họ cũng thấy gần gũi

               cái nhà ông quan của triều đại mới.


                    Nhưng cuộc sống có những nhẽ riêng oái oăm. Những câu thăm hỏi bâng quơ. Những

               chăm sóc ý nhị… Bao nhiêu thứ đều mơ hồ dẫn đến những linh cảm nó khiến cố dằn mạnh,
               dứt bỏ rồi lại cứ phải nhặt lên nâng mu. Sự dịu ngọt. Những so sánh… Tất cả đều dẫn đến

               chỗ chết người.


                    Tình hình căng thẳng ngày một thấy rõ. Hồ Chí Minh, sau những dàn xếp để lui được

               đoàn quân Tàu Ô, liên tục thương thảo với Sainteny. Nhưng d’Argenlieu là một kẻ cực đoan,
               gây hấn ở Hải Phòng. Hội nghị Đà Lạt tan vỡ. Súng nổ miền Nam, những người trai lại lên

               đường, Sửu có người em đi không về. Hà Nội rầm rầm những cuộc đụng độ. Đâu đó trên

               mạn Tứ Liên, Đông Ngạc, bộ đội buộc phải xử tử một đồng đội đánh lại Pháp. Khắp không
               gian mùi binh đao đã thoang thoảng.


                    Một buổi tối Liệu hỏi Sửu:

                    - Chị đã chuẩn bị gì chưa?

                    Thấy bà ngơ ngác, ông trầm ngâm: “Có thể chiến tranh sẽ trở lại. Dù đã ký hiệp định Sơ
               bộ và Tạm ước, bọn Pháp vẫn quyết lấy nước ta. Những cố gắng của Cụ Hồ thất bại rồi. Chị

               nên chuẩn bị. Hòa bình mong manh lắm. Nhà ta có chỗ nào để lánh về?”

                    Sửu bàng hoàng. Bà đã trải qua tang bố mẹ, những tổn thất trong tình cảm, giờ là cảnh
               nhà đang kiệt quệ. Chiến tranh với chết chóc, bom đạn là thế nào? Tuy vậy, giờ là lúc phải

               cứng cỏi, dù bà vốn dĩ là người an phận, yếu đuối.


                    Lệnh tản cư ban ra. Sửu đem con lên Lập Thạch, trú trong ấp Bồ Tỉnh, vốn là chỗ viên

               ẩn của ông bố ngày trước, trong hành lý lỉnh kỉnh mấy bồ sách Liệu gửi. Bà sẽ sống bằng tô

               tức của tá điền. Sau khi ba em trai tòng quân không lâu, người con lớn - đích tôn của ông
               Phạm Quỳnh - cũng nhập vào một đơn vị công binh.

                    Súng nổ. Đất nước bước vào cuộc kháng chiến kéo dài tới 8 năm sau. Liệu lên thăm

               Sửu. Trong cái ấp nghèo dưới chân núi Con Voi, chẳng có gì ngăn được họ đến với nhau nữa.
               Đây là cuộc phiêu lưu tình cảm cuối cùng và sâu sắc nhất của Liệu.
   139   140   141   142   143   144   145   146   147   148   149