Page 141 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 141
của Hồ Chí Minh, mà Liệu được coi là một yếu nhân. Bắt cóc, khủng bố dân thường và cộng
sản diễn ra thường xuyên, công an chìm và nổi đôi bên thỉnh thoảng bắn nhau. Tình hình
càng căng khi Quốc dân đảng Trung Quốc bắt đầu nhường nhiệm vụ giải giáp cho quân đội
Pháp.
Giầy xăng đá, quân phục ga-bác-đin thay thế chân phù. Bên đại diện Sainteny khá ôn
hòa, dễ dàng đối thoại với Hồ Chí Minh xuất hiện d’Argenlieu, viên cao ủy hung hãn.
Việt Nam Quốc dân đảng đối với Liệu có mối thù riêng: trước đây ông từng là đồng chí
của họ - thực ra là của những người sáng lập đảng. Bây giờ, ở cương vị Bộ trưởng Thông tin
- Tuyên truyền, ông phải quản lý, đấu tranh với sự chống đối, diễn thuyết “luôn miệng” về
Việt Minh. Sự nguy hiểm rình rập làm phía Việt Minh phải cảnh giác. Ngày đến làm việc ở
công sở, ban đêm họ rút ra các cơ sở ở ngoại thành để tránh khủng bố.
Nhóm Văn hóa cứu quốc chọn ấp Thái Hà làm địa điểm. Đây là một khu tư dinh của
nhiều quan lại Nam triều cũ như Nguyễn Năng Quốc, Phan Tử Nghĩa, nằm gần lăng mộ họ
Hoàng. Mỗi nhà mỗi kiểu, biệt thự tây có, nhà năm gian kiểu cổ có. Cái nhà những Xuân
Thủy, Văn Tân, Nguyễn Đình Thi… đi về gọi là villa des Roses - biệt thự Hoa Hồng.
Thật ra dấu vết biệt thự không rõ, ngôi nhà lớn nhất lại một tầng chạy dài vài gian, có
câu đầu cửa võng chạm trổ, bàn thờ trang trọng. Ngoài vườn, những gốc hồng in bóng
xuống mặt nước tĩnh lặng. Quang cảnh thường êm đềm, người nhà và đám giúp việc đều ăn
nói khẽ khàng lối gia giáo, giấy rách giữ lấy lề - dù gia sản đã không còn sung túc.
Ông chủ là Nguyễn Văn Ngọc, một tên tuổi cự phách của làng giáo, giới trí thức “cũ”.
Liệu đã đọc nhiều bài của ông trên tạp chí Nam Phong những năm hai mươi - ba mươi, biết
tới xu hướng tồn cổ trong những cuốn “Tục ngữ phong dao”, “Truyện cổ nước Nam”, “Đào
Nương ca”, “Cổ học tinh hoa”…
Nguyễn Văn Ngọc mất năm 1942, khi đang là đốc học Hà Đông. Đứng về mặt lý lịch,
theo cách nhìn “mới”, tư dinh nhà quan không thể là chỗ tin cậy.