Page 146 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 146
Chính quyền thì có rồi. Nhưng lại bao nhiêu cái khó đặt ra, thách thức những người
chưa có quyền lực thực sự. Quân Tưởng, được Đồng Minh ủy nhiệm, giải giáp lực lượng
Nhật ở ngoài Bắc. “Chân phù” đi vào kéo theo bao nhiêu dân binh nhũng nhiễu. Nào lương
thảo, chỗ ở, lại còn tiền bạc, thuốc phiện, gái. Ngay trong tháng Chín, tháng độc lập, mà quân
Anh - ác cái, cũng là Đồng Minh - đã gây hấn trong Nam Bộ. Rồi quân Tưởng dần dần rút ra,
Pháp tràn vào. Dù là Sainteny ôn hòa hay d’Argenlieu hiếu chiến, tư tưởng thực dân vẫn còn
đó. Chả làm gì có chuyện họ không còn muốn làm chủ lại Đông Dương. Ngay Cộng sản Pháp
có người còn muốn d’Argenlieu đánh mạnh đi để giương cao ngọn cờ nước Pháp.
Hơn bao giờ hết, chắc hẳn trong những ngày này, Hồ Chí Minh phải luôn nghĩ đến câu
nói nổi tiếng “Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn”. Khôn khéo, tránh
manh động, ông Cụ đã lèo lái được con thuyền mỏng manh vượt những thác ghềnh hiểm
nghèo nhất.
Điều cần nhất lúc này là sự ổn định. Có hòa bình thì mới có ổn định. Mà các lực lượng
Anh, Pháp, Tàu Tưởng thi nhau gây hấn. Có chính quyền rồi mà ngày nào súng cũng nổ,
quân Pháp bắn vào bộ đội Việt Minh ở Hải Phòng, Hà Nội…, cướp bóc, hiếp chóc dân lành.
Lực lượng vũ trang có trong tay mà cứ phải án binh bất động, nín thở chịu đựng. “Hòa bình”
mà không khí ngột ngạt, căng thẳng không thể tả. Nhưng phải có hòa bình, dù chỉ là “duy trì”
nó, để đạt được sự công nhận của các nhà nước, phe phái trên thế giới. Trung Cộng còn
đang đối phó với Tưởng Giới Thạch, Stalin thành kiến với Nguyễn Ái Quốc, tổng thống Mỹ lơ
lá thư Cụ gửi đi. Và dù sao, tính đến nước cùng, trở lại với chiến tranh, thì Việt Minh phải
chuẩn bị chiến khu, xây dựng lực lượng. Chưa sẵn sàng thì chưa trở lại chiến tranh được.
Phải có thời gian chuẩn bị chứ.
Hồ Chí Minh thực hiện sách lược “Câu Tiễn” đó bằng Hiệp định Sơ bộ, đồng ý “Việt Nam
là một quốc gia có chủ quyền nằm trong Liên hiệp Pháp”.
Đi Fontainebleau đàm phán trong một thế không “thượng phong” gì, nhưng dù sao
cũng làm dịu sự hung hăng của phái hiếu chiến trong chính phủ De Gaulle, “tiện thể” kéo về
những trí thức có tiếng như Trần Hữu Tước, Trần Đại Nghĩa, Võ Quý Huân… Còn trong