Page 132 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 132
- 16 -: TÂN TRÀO HÀ NỘI
Liệu cố gắng khôi phục lại thói quen ghi chép. Tròn một năm ngày vượt ngục Nghĩa Lộ,
ông hoàn thành bản thảo về sự kiện “dậy non” kia. Có những đau xót, phân tích, nhận lỗi về
phần mình. Có những dí dủm, tức cười dọc đường… Bao điều cần phải ghi ngay, toàn
chuyện chả phải chỉ trọng đại với mình ông, mà hên quan đến những vận mệnh rất lớn. Mà
từng tí một, Liệu nhận ra cái trí nhớ, vốn là niềm tự hào, đang phản bội lại mình. Cú ngã
năm nào ở Côn Đảo dầu sao cũng để lại dư chấn trên đầu…
Nhưng chả thể tỷ mẩn nhặt, ghi lại hết. Ông đang sẵn quá giấy bút, vài tờ báo trong tay
để thỏa mãn chí lập ngôn. Nhưng cái trong tù cực nhiều, là thời gian, thì lại không. “Cái gạch
nối” giữa hai thời kỳ tự do và lưu đày có lẽ là những bộ “com lê”. Quần tây sáng, áo vét, sơ
mi trắng thắt cravate làm Liệu nhớ bộ trong tù, cả trăm thằng “đồng phục”, khác nhau cái số
má.
Chuyến xuôi sông Hồng vô sự. Miền xuôi đón họ với một trật tự khá hỗn loạn. Trên
đường phố, lính Nhật rầm rập lê sáng lòe. Trong các căn nhà, báo Cứu Quốc của Mặt trận
Việt Minh được truyền tay nhau đọc. Mạng thông tin, chủ yếu qua radio , đưa dồn dập việc
quân đội Đồng Minh từ Normandie tiến về phía Tây châu Âu, đạo quân Quan Đông thất thủ
ở Mãn Châu Lý. Trong trụ sở Cứu Quốc ở Đại Mỗ, Liệu cùng Xuân Thủy soạn lại tin tức, viết
những bài kêu gọi chống phát xít.
Cơ sự xoay vần quá nhanh. Phát xít đầu hàng Đồng Minh. Các đô thị lớn cực kỳ mong
manh, chả lực lượng nào có quyền lực thực sự. Trong khu rừng lớn có cây đa trùm rợp ở
Tuyên Quang, Việt Minh tổ chức Đại hội Quốc dân, nội dung chính là tiến về xuôi nắm lấy
chính quyền. Tất tả lên Tân Trào, Liệu nghe nhiều chuyện về Nguyễn Ái Quốc, nhiều người
bảo giờ là Hồ Chí Minh. Rằng đã bôn ba nhiều nước, chí hướng giành độc lập, tự do cho dân
tộc lớn lắm. Rằng đã về nước năm bốn mốt, ở trong cái hang thẳm trên Cao Bằng chỉ huy
cách mạng, gây dựng lực lượng. Ông Cụ rất tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ bên ngoài, đem viên
phi công Mỹ lái cái máy bay bị Nhật bắn rơi sang tận Trùng Khánh trao trả Đồng Minh. Sự
trợ giúp rút cục khá nhỏ nhoi: người Mỹ chỉ cử đội biệt kích “Con nai” do một thiếu tá chỉ