Page 127 - Trần Huy Liệu Cõi Đời
P. 127
Đang ở “căng” Bá Vân, một “thiên đường” so với Sơn La của thằng đểu Cousseau, đám
tù dời về Hà Nội do gần đấy có “loạn”. Pháp dò được bí mật của chi bộ ở Bá Vân, họ lại bị di
lên Nghĩa Lộ sau hai tháng nằm Hỏa Lò. Ngày đầu tiên lếch thếch qua thị trấn, thấy dân
chúng bị cách ly với tù quá, có anh bảo “chúng nó coi mình như quân ôn rắc dịch tả không
bằng”.
Thật thì cái “dịch” đám tù chính trị reo rắc còn nguy hại bằng mấy bệnh thổ tả, tất
nhiên đối với bọn cai trị. Bởi vì vừa đặt chân tới nơi, mấy ông ở tù thành thần này đã ra báo
Đường nghĩa , mở lớp chính trị, dạy lý luận, bắt mối tuyên truyền trong binh lính và dân
chúng. Một cái mới trong những hành động có chủ trương, tổ chức giờ đây là huấn luyện cả
quân sự. Thời thế đang thay đổi gấp rút.
Pháp bị Nhật đè ép lắm rồi, lật lúc nào không biết. Có cơ cứ chuẩn bị, cờ đến tay là phất
được ngay. Tết Ất Dậu đầu năm 1945 đã diễn ra không còn mơ màng, “vui như Tết” bằng
hồi Sơn La, mà đã đằng đẵng một cái gì phía sau.
Quản đồn Nghĩa Lộ là Civet, hàng ngày liên lạc qua vô tuyến điện với Hà Nội. Sau ngày
9 tháng 3, mọi thứ tắt ngủm. Tù nhận định: Hà Nội đã trong tay Nhật rồi. Lực lượng Pháp ở
Yên Bái, Lao Cai…phân hóa. Có tín hiệu phái De Gaulle muốn gặp mặt, Liệu, cùng một người
khác, được cử ra tiếp.
Lập trường, tôn chỉ, phân chia lực lượng trong tương lai bên tôi bên anh thế nào đem
ra bàn thảo rất hăng. Đang trong tù mà được bàn, chỉ có mỗi chuyện phía kia biết mình có
quần chúng đằng sau nên muốn lợi dụng thôi, chứ còn gì. Việt Minh đương cả thế bên ngoài,
thì chúng mình có thế một chút.
Bàn thảo chưa đi đến đâu thì “phái De Gaulle” không đến nữa. Lực lượng Pháp ở Nghĩa
Lộ được tăng cường khi phó công sứ Yên Bái Pellier từ tỉnh lỵ kéo lính tráng về. Có lẽ là
thực dân, sau những ngày đầu hoảng hốt, đã có một sách lược mới: né Nhật ở các trung tâm
lớn, rút về vùng sâu xa, đợi viện binh từ biên giới Trung Hoa, nơi quân Đồng Minh đang có
ảnh hưởng? Mình toàn người chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật, hai thằng choảng nhau, nằm